- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.
c. Rà soát đối với nhà xuất khẩu mớ
2.2.2.2. Vụ điều tra bán phá giá nhựa tổng hợp nhập khẩu từ Argentina, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan
Argentina, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan
Ngày 10/9/2003, Công ty Rhodia-ster đã đệ trình đơn khiếu nại lên DECOM yêu cầu khởi xướng điều tra bán phá giá và thiệt hại đối với nhựa tổng hợp nhập khẩu có xuất xứ từ Argentina, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngày 27/11/2003, đơn khiếu nại được chấp nhận. Ngày 03/3/2004, SECEX đã ban hành Thông tư số 10 quyết định khởi xướng điều tra và được đăng trên Công báo Brazil cùng ngày.
Đối tượng điều tra: nhựa tổng hợp PET có độ dẻo lớn hơn 0,7dl/g, được sử dụng làm bao bì và các ứng dụng khác, phân loại theo mục 3907.60.00 trong Danh mục sản phẩm thông thường MERCOUSUR-NCM.
Giai đoạn điều tra xác định biên độ phá giá là từ tháng 1/2003 đến cuối tháng 12/2003. Giai đoạn phân tích quá trình nhập khẩu sản phẩm để xác định thiệt hại là từ tháng 1/1999 đến tháng 12/2003. Trong thời gian trên, khối lượng nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc và Đài Loan lần lượt chiếm tỉ lệ 2,8% và 0,4%. Vì khối lượng nhập khẩu từng quốc gia dưới 3% và tổng không vượt quá 7% khối lượng nhập khẩu vào Brazil nên SECEX đã ban hành Thông tư số 40 ngày 05/7/2004 quyết định kết thúc điều tra đối với Hàn Quốc và Đài Loan mà không áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Cũng trong thời gian này, khối lượng sản phẩm nhập khẩu bán phá giá tăng 177,6%. Thị phần sản phẩm nhập khẩu tăng 9,2%. Trong khi đó, thị phần sản phẩm trong nước giảm 17%. Giá nhập khẩu trung bình đã giảm 12,5% trên giá CIF. Ngoài ra, việc làm của nhân viên trực tiếp sản xuất nhựa PET giảm 11,3%. Tiền lương và mức lương trung bình hàng năm giảm tương ứng 29,2% và 14,7 %.
Đối với Hoa Kỳ, đại diện là Công ty Invista, nhựa tổng hợp được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường này bao gồm nhiều độ dẻo khác nhau. Đối với nhựa tổng hợp được xem là tương tự với sản phẩm nhập khẩu vào Brazil, chỉ có 2 loại nhựa phù hợp có độ dẻo lần lượt là 0,83 dl/g và 0,84 dl/g. Giá trị thông thường của sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ là 1.179,76 USD/tấn. Giá xuất khẩu được tính thông qua thông tin mà Invista cung cấp là 865,35 USD/tấn. Do đó, biên độ phá giá của sản phẩm Invista là 314,41 USD/tấn. Đối với các công ty khác có liên quan của Hoa Kỳ không tham gia trả lời và cung cấp thông tin, giá trị thông thường và giá xuất khẩu được xác định dựa trên các thông tin có sẵn, tương ứng là 1646,50 USD/ tấn và 757,72 USD/tấn. Do vậy, biên độ phá giá là 889,08 USD/tấn.
Đối với Argentina, đại diện là Công ty Voridian, giá trị thông thường của sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nội địa là 1.287,77 USD/tấn. Giá xuất khẩu được tính thông qua giá bán trực tiếp của Voridian Argentina sang Brazil hoặc giá bán lại cho Voridian Brazil, tương ứng là 646,76 USD/tấn. Do đó, biên độ phá giá là 641,01 USD/tấn.
Ngày 26/8/2005, CAMEX đã ban hành Nghị quyết số 29 quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhựa PET nhập khẩu từ Argentina và Hoa Kỳ với mức thuế như sau:
Bảng 2.1. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng
Quốc gia Tên công ty Thuế chống bán phá giá (USD/tấn)
Argentina Voridian 345,09
Công ty khác 641,01
Hoa Kỳ Invista 314,41
Công ty khác 889,08
Nguồn: Nghị quyết CAMEX 29 năm 2005
Tuy nhiên, Argentina không đồng ý với phán quyết cuối cùng của Brazil. Ngày 26/12/2006, Argentina đã yêu cầu tham vấn với Brazil liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá mà nước này áp dụng đối với nhựa PET nhưng không thành công. Ngày 07/6/2007, Argentina yêu cầu thành lập Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 24/6/2007, Ban hội thẩm được thành lập. EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ được yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên
thứ ba. Ngày 28/9/2007, thành phần Ban hội thẩm được xác định.
Ngày 04/02/2007, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với DSB rằng Argentina đã gửi thông báo cho biết CAMEX đã thông qua quyết định đình chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhựa PET nhập khẩu từ Argentina vào ngày 29/01/2008. Do đó, Argentina yêu cầu Ban hội thẩm tạm ngừng các công việc của mình theo điều 12.12 của DSU. Ban hội thẩm đồng ý với yêu cầu này và đình chỉ công việc cho đến khi có thông báo khác.
Sau đó, Ban hội thẩm không nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía các bên về việc nối lại công việc. Do đó, thẩm quyền của Ban hội thẩm chấm dứt kể từ ngày 05/02/2009.