Tự nâng cao kiến thức và kỹ năng về vấn đề bán phá giá

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 74 - 77)

- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

a.Tự nâng cao kiến thức và kỹ năng về vấn đề bán phá giá

Kiến thức về chống bán phá giá và kỹ năng phòng ngừa các vụ kiện là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra một cuộc điều tra trong tương lai. Thế nhưng, trong thời gian vừa qua, công tác này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng

đắn của các doanh nghiệp và hậu quả là số vụ kiện bán phá giá không ngừng tăng lên. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời đại hội nhập để phòng ngừa với các vụ kiện bán phá giá là một việc không thể không thực hiện.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải tích cực tìm hiểu và nắm rõ quy định, pháp luật chống bán phá giá của Brazil cũng như thực tiễn áp dụng tại quốc giá này để nắm thế chủ động. Song song với đó, doanh nghiệp cần chủ động cập nhật những thông tin và kiến thức cần thiết. Để thực hiện tốt điều này, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu các thông tin trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các bài nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, cũng như trên các website uy tín. Hiện nay, VCCI đã xây dựng một website chuyên về biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó cung cấp rất nhiều thông tin pháp luật, thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Brazil cũng như nhiều nước khác, các bài bình luận, nghiên cứu có liên quan... Các thông tin này hoàn toàn miễn phí và doanh nghiệp có thể tự do tiếp cận. Ngoài ra, doanh ngiệp có thể tìm hiểu thêm thông tin tại website của Cục quản lý cạnh tranh, Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo, các khóa học ngắn hạn với khách mời là các chuyên gia luật trong và ngoài nước do VCCI tổ chức. Thông tin về các buổi tập huấn này được đăng tải rất đầy đủ trên website chongbanphagia.vn. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần chú ý theo dõi và tham gia đầy đủ. Nếu điều kiện cho phép, doanh nghiệp có thể tự thuê các luật sư giàu kinh nghiệm về thị trường Brazil tư vấn để đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hệ thống lưu trữ chứng từ, tài liệu một cách có khoa học, đầy đủ, chính xác và phù hợp với số liệu hạch toán nhằm làm cơ sở chứng minh khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống thông tin này hoàn toàn minh bạch và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một nội dung rất quan trọng, là cơ sở xác định biên độ bán phá giá trong cuộc điều tra bán phá giá của Brazil. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể trả lời nhanh chóng bảng câu hỏi và các yêu cầu do bên khiếu kiện đưa ra, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc chứng minh mình không bán phá giá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, thường vi

phạm các nguyên tắc về tổ chức kế toán, hồ sơ chứng từ, sổ sách chưa theo đúng quy chuẩn và chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu chuẩn mực như vậy không thể xây dựng trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình lâu dài. Vì vậy, ngay tại thời điểm này, doanh nghiệp cần lưu ý trong công tác lưu trữ chứng từ, dữ liệu kế toán và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cần thiết. Doanh nghiệp nên tham khảo quy trình tổ chức kế toán và lưu giữ tài liệu theo chuẩn quốc tế của từng ngành hàng và từng bước áp dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thuê các công ty tài chính chuyên nghiệp và các chuyên gia kế toán, thuế tư vấn trong việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn minh bạch tốt nhất cho mình.

Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Brazil cần phải chủ động nguồn tài chính và nhân lực nhằm phòng tránh và đối phó khi vụ kiện bán phá giá diễn ra. Kinh nghiệm từ các vụ kiện trước đây mà Việt Nam là bị đơn cho thấy, chi phí theo đuổi một vụ kiện, bao gồm chi phí thuê luật sư, chi phí đi lại, chi phí vận động hành lang,…là rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Với số tiền lớn như vậy, doanh nghiệp khó có thể huy động kịp thời khi vụ việc xảy ra. Điều này có thể khiến cho các nỗ lực kháng kiện bị chậm trễ, gây thiệt hại lớn cho bản thân doanh nghiệp và ngành hàng. Vì vậy, tùy theo quy mô và năng lực tài chính của mình, mỗi doanh nghiệp cần trích lập một quỹ tài chính dự phòng nhất định từ lợi nhuận ròng hằng năm và tham gia đóng góp vào quỹ đối phó chung của ngành hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị tốt về nhân lực tham gia vào vụ kiện. Các nhân viên này sẽ đại diện doanh nghiệp trực tiếp cung cấp thông tin cho luật sư, cơ quan điều tra và tham gia các phiên điều trần. Thông thường, về phía doanh nghiệp, nhân sự trực tiếp tham gia phải bao gồm ít nhất ba người: lãnh đạo cao cấp, cán bộ thị trường và cán bộ kế toán (Hội đồng TRC, 2009). Do vậy, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp nên chọn lựa nhóm nhân sự nòng cốt sẽ đại diện doanh nghiệp khi vụ kiện diễn ra và có công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về pháp luật chống bán phá giá nói chung và của Brazil nói riêng để đạt được hiệu quả cao khi theo đuổi một vụ kiện.

Thứ tư, doanh nghiệp cần đánh giá đúng nguy cơ bị kiện bán phá giá từ thị trường Brazil. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết góp phần ngăn ngừa các vụ kiện xảy ra trong tương lai. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu như nhu cầu thị trường, năng lực của ngành sản xuất nội

địa, kim ngạch xuất khẩu của các đối thủ thông qua các báo cáo hằng năm của cơ quan thương mại nước này như Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil hoặc các tổ chức thống kê uy tín như Trademap. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các thống kê của hiệp hội ngành hàng trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý quan sát các động thái của các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các dấu hiệu thay đổi và thái độ e dè hay ngần ngại hơn trong việc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Nếu có các dấu hiệu như vậy, doanh nghiệp cần ngay lập tức thông báo cho ngành hàng và đặc biệt là Hội đồng TRC để có phương án đối phó. Các nhà xuất khẩu cũng cần chủ động đề ra phương án kinh doanh thích hợp như điều chỉnh tần suất bán, cơ cấu lại thị trường, so sánh mức giá với các nhà sản xuất nội địa Brazil để xem xét việc tăng giá nhằm tránh sự chênh lệch quá mức.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 74 - 77)