Nhận xét chung về quy định chống bán phá giá của Brazil

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

- Bằng chứng về thiệt hại hoặc nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa do hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

2.1.3.Nhận xét chung về quy định chống bán phá giá của Brazil

c. Rà soát đối với nhà xuất khẩu mớ

2.1.3.Nhận xét chung về quy định chống bán phá giá của Brazil

Các quy định về chống bán phá giá của Brazil về cơ bản đã tiếp thu các nguyên tắc chủ đạo trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Các quy định này đã thực hiện được chức năng tạo cở sở minh bạch và rõ ràng đối với các vụ kiện bán phá giá, giúp việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa Brazil và các nước có liên quan diễn ra thuận lợi hơn. Pháp luật chống bán phá giá của Brazil đã thể hiện được những điểm tích cực sau:

- Căn cứ pháp lý để tiến hành vụ kiện bán phá giá của Brazil phù hợp với yêu cầu của WTO. Do đó, các bên liên quan có thể dễ dàng thực hiện và theo dõi. Ngoài ra, có thể nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất trong pháp luật Brazil là sự bổ sung điều khoản lợi ích cộng đồng. Trong đó, khi một biện pháp chống bán phá giá được áp dụng phải đảm bảo rằng không được ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng (ngành công nghiệp nội địa, mối quan hệ chính trị…) (National Board of Trade (Sweden), 2005). Đây là một yếu tố chứng minh pháp luật của quốc gia này không chỉ nhằm một mục đích bảo vệ nền sản xuất trong nước bằng mọi giá.

- Nếu như quy trình điều tra của Hoa Kỳ được thực hiện bởi hai cơ quan là DOC và ITC và diễn ra đan xen vào nhau, gây khó khăn cho bên bị đơn (ban đầu ITC sẽ điều tra về sự tồn tại của thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa, sau đó

DOC sẽ điều tra về hành vi bán phá giá, nếu tồn tại hành vi bán phá giá thì ITC sẽ xác định mức thiệt hại cụ thể để làm cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá (Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, 2008)) thì quy trình điều tra bán phá giá và thiệt hại ở Brazil được thực hiện bởi cùng một cơ quan DECOM/SECEX và diễn ra đồng thời theo một chiều thống nhất. Từ đó, các bên liên quan, đặc biệt là nhà xuất khẩu có thể dễ dàng theo dõi diễn biến của vụ kiện cũng như có những hành động kịp thời đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.

- Pháp luật về chống bán phá giá của Brazil quy định chặt chẽ về sự đầy đủ và chính xác của thông tin mà bên khiếu kiện cung cấp khi yêu cầu khởi xướng điều tra. Thông tin này sau đó được chính DECOM kiểm tra lại trước khi đi đến quyết định điều tra nên sẽ hạn chế nhà sản xuất nội địa lạm dụng biện pháp này vì mục đích bảo hộ. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, DOC rất dễ dàng trong việc kiểm tra thông tin trong đơn kiện và ngay cả khi đơn kiện không hợp lệ, DOC vẫn xúc tiến các bước điều tra cơ bản và tự mình khởi kiện.

- Pháp luật của Brazil đối xử công bằng giữa nhà sản xuất nội địa và nhà xuất khẩu trong quá trình tiếp cận thông tin trong hồ sơ điều tra và tạo điều kiện cho các bên bảo vệ lợi ích của mình.

Ngoài ra, pháp luật về chống bán phá giá của Brazil quy định chức năng, nhiệm vụ điều tra hành vi bán phá giá, thiệt hại và ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện bởi hai cơ quan hoàn toàn độc lập nhau. Theo đó, SECEX chỉ có trách nhiệm tiến hành điều tra hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vào Brazil, sau đó cung cấp kết quả điều tra cho CAMEX. CAMEX sẽ tiến hành xem xét lại kết quả này và quyết định có nên áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không. Do vậy, việc áp dụng biện pháp này được thực hiện một cách công khai, rõ ràng và khách quan hơn. Tuy nhiên, về thời gian phân tích quá trình nhập khẩu để xác định thiệt hại, Brazil có phần bảo vệ nền công nghiệp nội địa khi yêu cầu đến 5 năm trở về trước trong khi đó ở Hoa Kỳ, con số này chỉ là 3 năm.

Vì vậy, pháp luật chống bán phá giá của Brazil đã thể hiện được chức năng loại trừ hành vi thương mại không lành mạnh tại thị trường trong nước nhưng vẫn còn mang tính bảo hộ ở mức độ thấp.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 45 - 46)