c) Khoa học công nghệ và những ứng dụng CNTT trong hoạt động thanh toán
2.1.5. Khái quát tài liệu nghiên cứu
2.1.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ Bankplus
Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có dịch vụ
Bankplus của Viettel ngày càng hoàn thiện hơn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát huy tác dụng. Hệ
thống các văn bản pháp quy đó bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.
- Nghịđịnh 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Nghị định Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính Phủ quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.
- Nghị định số Số: 222/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt trong một số giao dịch thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, để triển khai dịch vụ Bankplus, Công ty viễn thông Viettel đã có rất nhiều văn bản quy đinh, hướng dẫn triển khai dịch vụ, các chương trình khuyến mại như:
Công văn số 4584/VT-VAS ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Công ty viễn thông Viettel về việc hướng dẫn triển khai dịch vụ Bankplus giai đoạn 1 tại 18 tỉnh thành trên toàn quốc.
Công văn số 871/VTT-TTDĐ ngày 3 tháng 3 năm 2011 của Công ty viễn thông Viettel về việc hướng dẫn triển khai dịch vụ Bankplus tại 23 tỉnh, thành phố.
Tờ trình số 6002/TTr-VTT-TMĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Tổng Công ty viễn thông Viettel về chương trình khuyến mại dịch vụ Bankplus.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
2.1.5.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Thông qua việc tra cứu các tài liệu được công bố trên các trang mạng, các tạp chí, tại thư viện tỉnh Hưng Yên, thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chúng tôi nhận thấy đề tài về phát triển dịch vụ Bankplus là một đề tài hoàn toàn mới, chưa thấy có tài liệu hay công trình nghiên cứu trước đó, tuy nhiên chúng tôi cũng tìm thấy một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài như:
Nguyễn Danh Long, Luận án tiến sĩ: “Những giải pháp góp phần nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ngân hàng ở Việt Nam”, bảo vệ tại Hội
đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại trờng Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2003.
Trần Tấn Lộc, Luận án tiến sĩ: “Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trờng thẻ ngân hàng tại Việt Nam”, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc tại trờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004.
Dương Thu Phương, Luận văn thạc sỹ: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại công ty CP giái pháp phát triển thanh toán Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010.
Ngoài ra tác giả luận văn còn thu thập được một số tài liệu trên mạng về
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt” của tác giả Minh Trí trên trang http://vnexpress.net năm 2013; “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc” của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam năm 2009 trên trang http://www.vnba.org.vn; và một số thông tin, dữ liệu trên các trang mạng http://Viettel.com.vn, http://Bankplus.com.vn , http://Vietteltelecom.com.vn,...
Các tài liệu trên đã nêu khá rõ về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện có tại thời điểm nghiên cứu và xu hướng phát triển dịch vụ trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28