và sau khi có Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
( Đơn vị tính : triệu USD ) ( * dự tính)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006* KNXK hàng dệt may Việt nam sang Mỹ 26,3 34,7 49,5 51,4 975 1973 2474 2735 3410 Tỷ lệ tăng (%) - 31,94 42,65 3,84 1796,9 102,35 25,39 10,55 24,68
( Nguồn: Bộ thương mại, tháng 4/2006)
Qua số liệu của bảng 2.6 trên, ta có thể so sánh kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ trong hai giai đoạn trước và sau khi Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) có hiệu lực: Trong giai đoạn từ 1998 – 2001, thời điểm trước khi BTA có hiệu lực, chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ mới chỉ đạt bình quân hơn 40 triệu USD. Sau năm 2001, khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Từ con số hết sức khiêm tốn là 26,3 triệu USD năm 1998, đã lên tới 2735 triệu USD năm 2005, tăng hơn 100 lần, thật là con số đầy ấn tượng. Năm 2005, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 5 trên thị trường Mỹ và dự tính đến 2006 xuất khẩu dệt may sang thị trường này sẽ đạt 3,41 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng so với năm trước là 24,68%.
Tuy nhiên trong hai năm 2004 và 2005, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng trong những năm trở lại đây không mạnh như những năm trước đó là thị trường Mỹ đã được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khai thác hết các mặt hàng nóng có hạn ngạch, trong khi vẫn chưa mở rộng xuất khẩu sang những mặt hàng phi hạn ngạch, theo thống kê có đến 129 mặt hàng phi hạn ngạch được xuất sang Mỹ nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa khai thác hết công suất đối với những mặt hàng xuất khẩu này và khả năng tăng hạn ngạch xuất khẩu vẫn chưa được phía Mỹ chấp thuận. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ Trung Quốc khi họ có lợi thế hơn rất nhiều so với Việt Nam trên thị trường Mỹ.