- Thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư vào ngành dệt may
3.2.2. Mục tiêu phát triển
Để phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước đồng thời tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh qua đó hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. Từ những quan điểm phát triển trên, Nhà nước và ngành dệt may Việt Nam đã đề ra các mục tiêu thực hiện sau:
Bảng 3.3 : Mục tiêu chiến lƣợc tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT T.hiện năm 2001 Mục tiêu toàn ngành 2005 Tăng so với 2001 2010 Tăng so với 2005 Kim ngạch XK Tr. USD 2000 5000 3000 8000 3000 Sử dụng lao động Tr. người 1,6 3,0 1,4 4,0 1,0 Sản phẩm chính - Bông xơ - Xơ sợi tổng hợp - Sợi - Vải lụa - SP dệt kim - SP may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn triệu m2 triệu sp triệu sp 6,7 45 85 304 90 400 30 100 150 800 300 780 23,3 55 65 496 210 380 80 120 300 1400 500 1500 50 20 150 600 200 720
Tỷ lệ nội địa hóa % 25 50 25 75 25
( Nguồn : Chiến lược phát triển ngành dệt mayViệt Nam đến 2010 – Tổng công ty dệt may Việt Nam, 2000 )
Bảng 3.4 Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu dệt đến năm 2010
Nguyên liệu Đơn vị Chỉ tiêu
- Bông
+ Diện tích ha 100.000
+ Năng suất bông tấn/ha 1,8
+ Sản lượng bông hạt tấn 182.000
+ Sản lượng bông xơ tấn 60.000
- Dâu tằm tơ
+ Diện tích trồng dâu ha 40.000
+ Sản lượng tơ tằm tấn 4.000
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam – Bộ Công nghiệp, 1998)
Bảng 3.5 Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tƣ đến năm 2010
(Đơn vị: Triệu USD)
- Đầu tƣ chiều sâu 756,9
+ Dệt 709,0 + May 47,9 - Đầu tƣ mới 2516,4 + Dệt 2306,4 + May 210,2 Tổng số 3973,3
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam – Bộ Công nghiệp, 1998)
Như vậy, với chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu khá cao. Cụ thể năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm lên tới 75% tăng gấp 3 lần so với năm 2001, lực lượng lao động lên tới 4 triệu người tăng 2,5 lần so với năm 2001…Đồng
thời, ngành cũng đưa ra những mục tiêu phấn đấu khác cho giai đoạn 2005 – 2010 với những chỉ tiêu cụ thể được thể hiện qua bảng 3.3, 3.4, 3.5.
Bảng 3.6 : Tỷ lệ % tăng trƣởng ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Tốc độ tăng trƣởng bình quân Giai đoạn 2001 – 2005 Giai đoạn 2006 – 2010
Kim ngạch xuất khẩu 17,1% 9,2%
Sử dụng lao động 12,0% 5,7%
Vải lụa 18% 8,0%
Sản lượng bông xơ 25,4% 20,8%
( Nguồn : Chiến lược phát triển ngành dệt may – Tổng công ty dệt may Việt Nam, 2001 )
Theo chúng tôi, để ngành dệt may Việt Nam thực hiện được theo những quan điểm phát triển và mục tiêu tăng trưởng của ngành nêu trên chỉ có thể được định hình trong một khoảng thời gian nhất định, khi phát triển đến một mức nào đó sẽ chững lại, không thể đạt tốc độ tăng trưởng cao được nữa. Giống như trường hợp của Trung Quốc hiện nay, ngành dệt may nước này đang tăng trưởng “quá nóng” và hiện đang có xu hướng chững lại. Trung Quốc đã có chiến lược chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn ( thiết kế mẫu mã, sản xuất các sản phẩm cao cấp), do đó để đối phó với tình hình này, họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp cho các nước khác.
Dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công nên giá trị gia tăng thấp, tuy nhiên trong thời gian tới trước mắt vẫn thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu theo phương thức này trong điều kiện còn hạn chế về khả năng cạnh tranh, để có thể tăng thu ngoại tệ cho quốc gia. Nhưng theo chúng tôi, trong khoảng từ 2 – 3 năm tới, khi Việt Nam đã có một vị trí tương đối trên thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển hướng phát
triển sản xuất xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp (FOB), sản xuất những mặt hàng có tính khác biệt cao về mẫu mã, tính năng sử dụng và phải có thương hiệu. Tạo ra được 2 - 3 mặt hàng mũi nhọn có chất lượng, hiệu quả và uy tín trên thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Vấn đề này đòi hỏi phải đi kèm với việc đầu tư rất lớn để nâng cao trình độ công nghệ, tay nghề của người lao động và phải chủ động được nguồn nguyên liệu có chất lượng cao. Mặt khác, trong thời gian trước mắt khoảng 1 – 2 năm, Chúng ta cũng phải nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may. Theo chúng tôi, hàng may Việt Nam chưa có thương hiệu có tiếng trên thế giới thì nên tiếp tục duy trì chính sách định giá thấp để thỏa mãn thị trường bình dân của Mỹ. Cũng cần lưu ý là các công ty may mặc xuất khẩu Việt Nam không nên định giá quá thấp so với giá hiện hành trên thị trường Mỹ vì như thế sẽ bị xem là bán phá giá và bị đánh thuế chống bán phá giá.
Vì vậy, mục tiêu phát triển của ngành dệt may trong thời kỳ tới nên được cụ thể hóa như sau:
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa mặt hàng, tăng sản lượng. Cố gắng đến 2008, các doanh nghiệp trong ngành phải thay thế được 100% các công nghệ thiết bị lạc hậu.
- Tăng sản lượng vải phục vụ cho may xuất khẩu, giảm tỷ trọng hàng gia công, tăng cường xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB. Từng bước củng cố và mở rộng thêm các mặt hàng mà ta có ưu thế trên thị trường như: vải tơ tằm, dệt kim tơ tằm, dệt kim cotto, PE/CO…
- Có chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trên mỗi đơn vị sản phẩm; phát triển nguyên liệu trong nước; liên kết với các hãng nước ngoài để sử dụng thương hiệu sản phẩm của họ.
Để sản phẩm dệt may Việt Nam có thể thuyết phục thị trường thế giới tốt hơn nữa, ngành dệt may cần phải nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại. Nếu thực hiện tốt vấn đề này, triển vọng thâm nhập thị trường dệt may Mỹ sẽ
ngày càng sáng sủa và khả thi hơn, bởi lẽ Mỹ được nhìn nhận như là một khu vực tiêu thụ “không có điểm dừng”.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ
3.3.1.Nhóm giải pháp 1: Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu
Nội dung giải pháp :
(1) Nâng cao chất lƣợng sản phẩm : Để đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, gia tăng lợi nhuận thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều vô cùng cấp thiết. Các doanh nghiệp dệt may cần tập trung vào những hoạt động sau đây :
° Hiện đại hóa máy móc thiết bị
Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may. Công nghệ mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, qua đó, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong ngành dệt may, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Máy móc thiết bị hiện đại giúp doanh nghiệp thực hiện tự động hóa sản xuất, tránh những sai sót trong quá trình sản xuất, thực hiện những công việc phức tạp. Vì vậy, đổi mới máy móc thiết bị với công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết để ngành dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều cần chú ý khi các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa là
- Lựa chọn thiết bị phù hợp là khâu quan trọng nhất. Kinh nghiệm cho thấy để lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp cần phải có kiến thức am hiểu chuyên sâu về kỹ thuật.
- Khi đổi mới máy móc thiết bị cần chú ý việc chuyển giao công nghệ. Bao gồm : đào tạo công nhân vận hành, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, thực hiện tổ chức sản xuất hợp lý ..
° Tập trung đầu tƣ thiết bị công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân lực
trong khâu thiết kế mẫu mã.
Hiện nay, khâu thiết kế mẫu mã là khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Về phƣơng tiện kỹ thuật : Đầu tư đưa vào sử dụng những thiết bị chuyên dụng hiện đại trong thiết kế, cắt may như hệ thống CAD– CAM ( Computer Added Design-Computer Added Manufacturing ) ( máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất) để thực hiện vẽ phác thảo, mô tả chất liệu vải, tạo bản vẽ kỹ thuật , thiết kế thẳng lên người thật … các thiết bị hiện đại này sẽ giúp ngành dệt may khắc phục được điểm yếu lâu nay về thiết kế và sản xuất của ngành.
Về nguồn nhân lực : các doanh nghiệp cần sớm chấm dứt tư duy kinh
doanh thụ động, cần hợp tác với các Viện mẫu thời trang trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, hợp tác kinh doanh với các nhà tạo mẫu nổi tiếng trong và ngoài nước, có chính sách hợp tác liên kết với các trường đại học để đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên công ty về thiết kế tạo mẫu.
Trước mắt để khắc phục khó khăn về nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền hoặc mua bằng phát minh sáng chế nhãn hiệu của các công ty nước ngoài để làm ra sản phẩm của họ với giá rẻ hơn. Qua đó cũng có thể học tập kinh nghiệm tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu mã, phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu trực tiếp, tránh thụ động chờ khách hàng đặt hàng như hiện nay.
Ngoài ra, các biện pháp khác để nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm
- Kiểm tra chặt chẽ, bảo quản tốt chất lượng nguyên phụ liệu, thiết lập nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ổn định.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất ..
- Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng: Kiểm tra ngay trên dây chuyền nhằm ngăn ngừa khuyết tật, lỗi ở sản phẩm ngay khi còn là bán thành phẩm; triệt để giữ vệ sinh công nghiệp ở khâu sản xuất.
- Hiện nay, do công nghiệp may mặc Mỹ chưa có nhiều thông tin về chất lượng hàng may mặc Việt Nam, các công ty dệt may Việt Nam nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000, tạo lòng in cho khách hàng nước ngoài và Mỹ nói riêng.
(2) Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm
Có thể nói khi hạn ngạch dệt may được bãi bỏ, hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ phải cạnh tranh khó khăn về giá với hàng của Trung Quốc, Ấn Độ, .. đối với những sản phẩm thuộc nhóm hàng cấp thấp không nhãn hiệu. Hơn nữa, đối với nhóm hàng cấp thấp, đơn hàng thường rất lớn hoàn toàn không phù hợp với quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì thế, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, để từ đó bán sản phẩm với mức giá cao, tạo dựng chỗ đứng lâu dài trên thị trường Mỹ là điều hết sức cần thiết. Nhưng trước hết, các doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từng doanh nghiệp mà từ đó có bước đi phù hợp. Hiện nay do điều kiện còn nhiều hạn chế mà nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn con đường xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thay vì xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên về lâu dài, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là con đường duy nhất để phát triển và giành thắng lợi trong cạnh tranh. Để xây dựng thành công thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện từng bước theo trình tự sau
- Khi chưa có tên tuổi trên thị trường, trong thời gian đầu các doanh nghiệp cần mua bản quyền nhãn hiệu nổi tiếng để làm ra sản phẩm với giá thành rẻ hơn.
- Sau đó, khi đã có kinh nghiệm và uy tín, tiến tới tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu vải, mẫu mã sản phẩm. Tiếp thị, quảng bá sản phẩm, đăng ký thương hiệu tạo lập tên tuổi riêng cho sản phẩm của mình
(3) Đảm bảo yêu cầu về giao hàng
Giao hàng đúng hạn là yêu cầu rất quan trọng vì sản phẩm dệt may mang tính thời vụ và thời trang. Đây cũng là yếu tố có tính cạnh tranh quyết định của mặt hàng này. Vì vậy để thực hiện việc đúng hạn thì trước hết Nhà Nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được đặt ở những vị trí thuận tiện cho việc giao hàng, rút ngắn thời gian nhận hàng ví dụ như gần cảng biển, đường giao thông …Ngoài ra, Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa công tác kiểm tra và làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Sản phẩm dệt may có đặc thù riêng là bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau và dễ hư hỏng trong khi cơ quan hải quan lại thiếu các cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực này. Vì thế, việc kiểm tra hàng khi xuất khẩu cũng như khi nhập khẩu tốn rất nhiều thời gian, gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc Nhà Nước chú trọng đến nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ hải quan chuyên trách đối với lĩnh vực này là rất cần thiết, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa hạn chế sự tiêu cực và thất thoát thuế Nhà Nước.
Mặt khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần cố gắng chủ động trong việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa để đảm bảo uy tín về giao hàng đúng hạn. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để hàng dệt may Việt Nam tạo lập được vị thế trên thị trường Mỹ.
Cho đến nay, phần lớn nguyên phụ liệu của ngành dệt bông, xơ sợi tổng hợp, phụ liệu may, vải chất lượng cao để may hàng xuất khẩu … đều phải nhập khẩu. Vì thế tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu rất thấp chỉ đạt khoảng 25%.
Do đó, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu là vừa là yêu cầu của thị trường nhập khẩu nhằm hưởng ưu đãi thuế quan vừa là mục tiêu của ngành nhằm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, việc đầu tư hơn nữa cho sản xuất nguyên phụ liệu và đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trong nước đáp ứng yêu cầu cho sản phẩm dệt may xuất khẩu là rất cần thiết.
Trong thời gian tới, ngành dệt may cần phải khắc phục sự mất cân đối của đầu tư vào ngành dệt. Trong thời gian qua ngành dệt chủ yếu đầu tư
vào khâu kéo sợi và dệt. Trong khi công đoạn in, nhuộm , hoàn tất có liên quan đến chất lượng và giá thành vải thành phẩm thì lại chưa được đầu tư tương xứng. Vì vậy, chất lượng vải chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu.
Trong việc đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu,
ngành dệt may Việt Nam nên xây dựng kết hợp các vùng chuyên canh trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm với xây dựng các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất. Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề quy hoạch vùng, vấn đề xử lý nước thải. Để thực hiện tốt vấn đề môi trường, phương án quy hoạch tập trung theo từng vùng trọng điểm là hướng đi hợp lý nhất.
Có thể nói khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là sản xuất vải và nguyên phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu. Thực tế hiện nay