Về thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 43 - 45)

Sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường và đang cố gắng mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đến với mọi khu vực trên thế giới từ Châu Á, Mỹ Latinh cho đến Châu Phi. Những thị trường xuất khẩu chính đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chúng ta gồm có :

Thị trƣờng xuất khẩu có hạn ngạch

- Thị trƣờng Mỹ : Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳ có

hiệu lực vào ngày 10/12/2001 thực sự là đòn bẩy tạo bước nhảy vọt cho quan hệ thương mại hai chiều. Thị trường Mỹ đang và sẽ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Đây là thị trường rất hấp dẫn không chỉ vì dung lượng thị trường lớn mà còn vì tiềm năng của nó đối với dệt may Việt Nam.

- Thị trƣờng EU : Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam. Xuất khẩu của dệt may Việt Nam sang EU đã bắt đầu từ những năm 1980. Năm 2003, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này đạt 650 triệu USD tăng 17,8% so với năm 2002. Năm 2005, theo kế hoạch, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 800 triệu USD.

Tuy gặp nhiều rào cản phi thuế quan nhưng thị trường EU vẫn là thị trường hứa hẹn với dệt may Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa khi Hiệp định Dệt May Việt Nam – Mỹ có hiệu lực làm hạn chế lượng hàng xuất khẩu của chúng ta.

 Thị trƣờng xuất khẩu phi hạn ngạch

- Thị trƣờng Nhật Bản : Xét về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thì Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với 6,0 tỷ USD năm 2003 tăng 33,3% so với năm 2002. Nhưng xét về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì Nhật Bản là nước đứng thứ ba sau Mỹ và EU, trong đó xuất khẩu đạt 2,2 tỷ

USD tương đương so với năm 2002. Mặt hàng dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất, trong ba tháng đầu năm 2004 lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 126,5 triệu USD tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Đây cũng là thị trường trọng điểm rất được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam quan tâm. Bởi vì, thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, có sức mua cao và các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này thường bán được giá hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường rất khó tính.

- Thị trƣờng Nga : Những năm gần đây, thương mại song phương

Việt Nam – Nga đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng, năm 2002 đạt 687 triệu USD tăng 20,2% so với năm 2002. Trong đó, dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 50,8 triệu USD chiếm 7,4% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa cải thiện đáng kể được vị trí của mình. Mặc dù, dệt may là mặt hàng truyền thống đã có mặt từ lâu tại thị trường này, được nhiều người tiêu dùng bản xứ biết đến và ưa chuộng.

Các thị trƣờng có tiềm năng khác : Nổi bật là các thị trường như

Đài Loan, Hàn Quốc, Canađa, Úc, và các nước Trung Đông... đây là những thị trường rất có tiềm năng, có nhu cầu nhập khẩu những sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất hiện có của dệt may Việt Nam. Đây cũng chính là những thị trường mà ngành dệt may đã xác định sẽ tập trung khai thác mạnh hơn trong thời gian tới.

Tóm lại, đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn cả đối với thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Đó là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu lớn như EU, Mỹ … trong việc áp dụng hạn ngạch và các rào cản kỹ thuật khác. Đối với thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản, dệt may Việt Nam bị những đối thủ như Trung

Quốc, Ấn Độ lấy dần thị trường. Nguyên nhân là dệt may Việt Nam yếu thế hơn nhiều mặt như mẫu mã chưa đa dạng chủng loại sản phẩm và yếu hơn cả trong điểm tưởng như là điểm mạnh của chúng ta đó là giá cả.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 43 - 45)