Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 67 - 69)

- Thuận lợi trước hết phải kể đến những bước tiến tích cực trong quan hệ ngoại giao và thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ. Việt Nam và Mỹ cũng đã kết thúc phiên đàm phán cuối cùng để Việt Nam gia nhập WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi làm ăn với Mỹ. Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sẽ không còn bị hạn ngạch, được hưởng GSP của

Mỹ và đặc biệt là được trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) mà Mỹ đã áp dụng với các nước thành viên của WTO. Khi đó hàng dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Mỹ.

- Một lợi thế nữa trong việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đó là nguồn nhân công dồi dào do dân số đông và một trong những nước có giá thành lao động thấp nhất ở châu Á.

Trong bảng 2.5 cho thấy Việt Nam có chi phí nhân công trong ngành dệt may thấp nhất so với các nước xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới. Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này để xuất khẩu một số sản phẩm dệt may sang Mỹ. Thực tế hiện nay khi các công ty đang thuê gia công hàng dệt may tại Việt Nam như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản chỉ trả cho chúng ta tiền gia công một áo sơ mi cotton là 0,7 USD, tiền bao gói là 0,08 USD và phụ phí khác là 0,1 USD. Như vậy giá thành 1 tá áo khoảng 8,8 USD. Đây là giá các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Theo ý kiến của các nhà nhập khẩu Mỹ thì đây là mức giá hấp dẫn với các thương gia Mỹ. Thậm chí họ còn cho rằng, Việt Nam sẽ cạnh tranh được nếu có thể cắt may hoàn tất sơ mi sợi bông dùng nguyên liệu nhập với giá khoảng 9 – 10 USD/ tá. Qua khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp may mặc xuất khẩu ở nước ta như May 10, May Thăng Long, May Chiến Thắng…cũng có thể làm được ở giá này.

- Sự thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành dệt may, tổ chức liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty trong tập đoàn để có thể thực hiện được những đơn hàng lớn, đáp ứng yêu cầu đặt hàng của phía Mỹ.

- Do tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự chuyển dịch cơ cấu của kinh tế Mỹ, ngành dệt may của Mỹ đang mất dần lợi thế so sánh và xu hướng chuyển dịch lĩnh vực sản xuất ra ngoài nước Mỹ – đặc biệt trong ngành dệt may – để tận dụng nhân công rẻ, hàng dệt may nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu thụ trên thị trường Mỹ.

Xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ đã và đang mở ra cơ hội to lớn cho chúng ta.

- Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ngày càng được mở rộng, các mặt hàng phi hạn ngạch đã được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bước đầu khai thác. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều cố gắng mở rộng thị trường, khai thác sản phẩm mới.

- Ngành dệt may là ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Đồng thời sự phát triển của ngành dệt may phù hợp với định hướng chiến lược của Đảng và Nhà Nước. Chính phủ đã xác định rõ ngành dệt may trong những năm tới giữ vị trí là ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp.

Nhìn chung thị trường Mỹ vẫn là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Nhất là trong thời gian tới, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng những ưu đãi dành cho các nước thành viên của WTO, chẳng hạn như việc bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may… tạo điều kiện cho ngành dệt may đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và gia tăng giá trị xuất khẩu cho quốc gia.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)