Nhóm giải pháp 2: Hỗ trợ phát triển thị trƣờng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 100 - 105)

- Thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư vào ngành dệt may

3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Hỗ trợ phát triển thị trƣờng

Nội dung giải pháp :

Dung lượng thị trường Mỹ rất lớn với nhiều phân khúc đa dạng. Vì thế dệt may Việt Nam không thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của mọi phân khúc thị trường được. Chính vì vậy, xuất phát từ khả năng thực tế, năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, trình độ người lao động riêng có mà mỗi doanh nghiệp có sự lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với bản thân. Từ đó xác định cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thích hợp nhất để tăng sức cạnh tranh.

Xác định thị trường mục tiêu là lựa chọn một hay một số phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với nguồn lực của công ty và điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế, kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt thị trường, tổ chức sản xuất, chiến lược hàng tồn kho .. nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất từ việc bán sản phẩm. Chiến lược sản phẩm, thể hiện ở chính sách và cơ cấu sản phẩm, là cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất sau khi đã xác định thị trường mục tiêu và dung lượng thị trường mục tiêu. Chiến lược sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, có căn cứ vào tiềm lực của doanh nghiệp và phân tích đối thủ cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp dệt may lớn có tiềm lực mạnh có thể lựa chọn chiến lược đa phân khúc bằng cách đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên theo hướng sản xuất những mặt hàng có những đặc điểm mang tính phổ biến trên thị trường như các sản phẩm bằng vải jeans hoặc những sản phẩm ít thay đổi như khăn bông, áo sơmi nam, quần dài, áo T-shirt ..

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể theo đuổi chiến lược thị trường ngách, linh hoạt trong sản xuất, cung cấp những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như thổ cẩm, hàng tơ tằm … hay những sản phẩm có tính độc đáo, đòi hỏi trình độ sản xuất thủ công cao như thêu tay…

(2) Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại và cung cấp thông tin. ° Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại

Năm 2005 là năm chuẩn bị cho các doanh nghiệp dệt may thực sự bước vào ngưỡng cửa WTO. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là phải ý thức được mức độ cạnh tranh rất gay gắt của những năm sắp tới. Khả năng giữ vững cũng như mở rộng thị phần dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào việc xúc tiến thương mại. Trong khi đó, kỹ năng xúc tiến thương mại của phần lớn doanh nghiệp trong ngành rất hạn chế. Do đó, sự hỗ trợ và định hướng của nhà nước cũng như sự phối hợp giữa Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tổ chức, xúc tiến thương mại là điều hết sức cần thiết.

- Ngành dệt may Việt Nam với sự hỗ trợ của Nhà nước cần xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại có tính dài hạn. Tổ chức các hoạt động xúc

tiến thương mại để xây dựng hình ảnh dệt may Việt Nam theo phương châm “ chất lượng nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội”

- Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ. Qua các ý kiến thu thập và phản hồi của người tiêu dùng từ đó xác định cơ cấu mặt hàng và tìm ra các biện pháp xâm nhập thị trường hiệu quả

- Nhà Nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường Mỹ, tổ chức giới thiệu hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ thông qua các hội chợ, triển lãm, tích cực quảng bá hình ảnh của Việt Nam, cung cấp những thông tin cập nhật cho khách hàng tiềm năng để họ hiểu rõ hơn về tiềm lực ngành dệt may Việt Nam.

° Thành lập các đại diện thƣơng mại của ngành tại Mỹ

Hiện nay, các nhà doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để tìm kiếm, tiếp xúc và thâm nhập hết thị trường Mỹ khổng lồ. Vì vậy, việc tổ chức các cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia có chi nhánh ở các trung tâm thương mại tại Mỹ để quản lý và định hướng cho hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bộ phận xúc tiến thương mại này chịu trách nhiệm

đảm bảo cung cấp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam những thông tin về thị trường và điều kiện pháp lý khi làm ăn tại thị trường Mỹ.

° Cung cấp đầy đủ thông tin thị trƣờng dệt may Mỹ

Nghiên cứu thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản phẩm dệt may do đặc điểm của nhóm hàng này là tính thời trang, yêu cầu cao về tính phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hóa … các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó vấn đề nghiên cứu thông tin vượt quá khả năng tài chính của họ. Vì vậy, Chính Phủ và các Bộ ngành chức năng cần hỗ trợ để thiết lập một hệ thống thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp dệt may trong nước nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về tình hình xuất khẩu dệt may.

- Chính Phủ cần thành lập hệ thống thông tin quốc gia nhằm mục đích hòa nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới. Bộ Thương Mại và Thương Vụ Việt Nam tại Mỹ cần làm tốt hơn nhiệm vụ thu thập và phổ biến thông tin về thị trường, dự đoán xu hướng thay đổi trong tiêu thụ của thị trường Mỹ để định hướng cho việc sản xuất và phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng Mỹ. Đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước những kết quả phân tích có chất lượng về điều kiện pháp lý và kinh doanh của thị trường Mỹ.

- Khẩn trương tiến hành các bước đi cần thiết để tham gia vào hệ thống thông tin ngành dệt may khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó, các doanh nghiệp có thể cập nhật nhanh, chính xác và kịp thời thông tin về tình hình sản xuất, thương mại, đầu tư… về dệt may của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

- Các đơn vị đầu mối như Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) .. cần tích cực phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo với những chủ đề khác nhau nhằm cung cấp

các thông tin cần thiết khi tiếp cận cũng như kinh nghiệm thực tế mà doanh nghiệp các nước đã thành công trong việc thâm nhập thị trường Mỹ.

- Nâng cao hơn nữa vai trò và chức năng của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin thị trường cho các doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ.

(3) Tăng cƣờng liên kết giữa ngành dệt và ngành may, giữa các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc với nhau và với bên ngoài.

Từ trước tới nay, quan hệ giữa ngành dệt và ngành may còn lỏng lẻo, ngành dệt không được đầu tư đúng mức nên không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vải thành phẩm làm hàng xuất khẩu của ngành may. Vì thế, ngành dệt may Việt Nam cần tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành dệt và ngành may. Trước mắt ngành dệt may cần :

- Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến cho ngành dệt. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, lạ có sức cạnh tranh. Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế tạo bước phát triển về chất lượng sản phẩm dệt, tăng nhanh sản lượng đáp ứng yêu cầu nguyên liệu may hàng xuất khẩu.

- Ngành may và ngành dệt phải có cơ chế phối hợp và tham vấn nhu cầu của nhau để từ đó ngành dệt có được định hướng trong sản xuất.

° Tăng cƣờng liên kết phục vụ kinh doanh tại thị trƣờng Mỹ

Khi tiếp cận với các khách hàng Mỹ, yêu cầu đầu tiên đầu tiên của họ là khả năng cung cấp cho những hợp đồng lớn. Do đặc thù của ngành dệt may Việt Nam, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô này khi sản xuất sẽ rất năng động và uyển chuyển nhưng lại gặp khó khăn khi tìm kiếm thị trường, giao dịch xuất khẩu và thuyết phục khách hàng tin vào khả năng sản xuất của mình.

Giải pháp cho vấn đề này là tổ chức theo hình thức công ty “ Mẹ – Con” cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm tìm

đơn hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho công ty con sản xuất. Đây cũng là giải pháp khả thi cho vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi đấu thầu chế độ hạn ngạch. Công ty mẹ sẽ đứng ra đấu thầu sau đó phân bổ lại cho các công ty con sản xuất.

° Mở rộng liên doanh, liên kết

Ngành dệt may Việt Nam cần phát huy tối đa năng lực của các doanh nghiệp trong đó có việc mở rộng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài. Qua đó, khai thác và phát huy hết tiềm năng thế mạnh của mỗi bên về vốn, thiết bị . . . nhằm phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Mỹ.

Tính khả thi của giải pháp :

- Đến nay, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã mở văn phòng đại diện và trung tâm giới thiệu sản phẩm dệt may tại Mỹ, Nga, Nhật bản, Hongkong, Đức và Nam phi.

- Hiệp hội dệt may Việt nam (VITAS) phối hợp với Cục xúc tiến thương mại triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia trong năm 2004 như tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu cho toàn ngành dệt may Việt Nam, mở nhiều hội chợ có qui mô lớn về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, tham gia hội chợ hàng dệt may tại Las Vegas, xây dựng cổng giao dịch điện tử của hàng dệt may xuất khẩu giai đoạn 2.

- Hiệp hội dệt may Việt nam bắt đầu triển khai dự án trọng điểm quốc gia “Xây dựng Portal hàng dệt may Việt Nam “. Portal được coi như “chợ ảo” , các doanh nghiệp và các khách hàng có thể thực hiện việc mua bán, đặt hàng qua mạng, quảng cáo và cập nhật thông tin mới nhất về dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)