Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 87 - 90)

- Thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư vào ngành dệt may

3.2.1. Quan điểm phát triển

Quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Trên thế giới đang diễn ra xu hướng chuyển dịch công nghệ có quy mô toàn cầu. Thị trường hàng dệt may thế giới đang có nhiều biến động, việc len chân vào là rất khó khăn, hoặc phải chịu nhiều thua thiệt. Trong khi đó, nền công nghệ nước ta so với mức trung bình của thế giới vẫn còn thấp. Nhưng bù lại, ngành dệt may lại có những tiềm năng riêng có. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta

đã khẳng định mục tiêu chung là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Một trong những hướng đi thích hợp trong giai đoạn đầu của quá trình này là phát triển một số ngành mũi nhọn, tạo ra nguồn tích lũy nhanh, tạo ra nhiều việc làm, phát triển khoa học công nghệ, tập trung cho xuất khẩu nhằm tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhanh chóng hội nhập quốc tế. Ngành dệt may được coi là một trong những ngành mũi nhọn nhờ những thuộc tính của nó và những minh chứng qua quá trình phát triển của ngành trong thời gian gần đây.

Với tất cả tiềm năng và thế mạnh đã có, cần đảm bảo dành cho công nghiệp dệt may vị trí xứng đáng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã định ra một số quan điểm định hướng phát triển cho ngành dệt may trong thời gian tới như sau:

- Công nghiệp dệt may là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần được ưu tiên trong thời kỳ dài và phải được coi trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu ở nước ta.[3,5]

- Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng đa dạng hóa sở hữu và tập trung ưu tiên phát triển các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, phù hợp với trình độ quản lý và tổ chức ở nước ta. Từ đó, tạo ra sức mạnh chiếm lĩnh thị trường thế giới.[5,23]

- Phát triển ngành dệt may hướng về xuất khẩu gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế khác, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.[23]

- Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao

động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế.[3,5]

- Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Quan điểm của ngành dệt may Việt Nam [5,23]

Với vai trò và vị trí của mình, ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng định hướng phát triển cho ngành theo các quan điểm cơ bản sau :

- Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại về công nghệ, trang thiết bị và đa dạng hóa sản phẩm.

- Hoàn thiện năng lực của ngành thích ứng với phân công và hợp tác quốc tế, tạo thị trường ổn định và hiệu quả cao, đón cơ hội chuyển dịch công nghệ quốc tế.

* Định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

- Coi việc thâm nhập vào thị trường Mỹ là bước quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập vững vàng với kinh tế khu vực và thế giới.

- Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường Mỹ.

- Coi việc huy động mọi lực lượng kinh tế (Nhà nước, ngoài quốc doanh, Việt kiều, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia vào hoạt động xuất khẩu là quan điểm mang tính nguyên tắc và xuyên suốt để thâm nhập nhanh vào thị trường Mỹ.

Căn cứ vào năng lực xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam và triển vọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chúng ta có thể tin tưởng khả năng tiếp

cận và phát triển trên thị trường Hoa Kỳ của sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm đủ sức chứng minh sản phẩm của chúng ta có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 87 - 90)