NAM VÀO THỊ TRƢỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1. Hoạt động của dệt may Việt Nam trong thời gian qua.
2.1.1.1. Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam thời gian qua qua
Sự kiện Hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô ( cũ) được ký kết ngày 19/5/1987 đánh dấu bước đi đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam, sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, theo hướng sản xuất hướng về xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những ngày đầu là các nước Đông Âu thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế .
Ngày 15/12/1992, Hiệp định buôn bán hàng Dệt May giữa Việt Nam và EU được ký kết tạo thời cơ mới cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Ngay sau ngày hiệp định có hiệu lực, ngày 1/1/1993, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Hàng dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô vào năm 1995 và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu vào năm 1998. Tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may quả là sự phát triển vượt bậc và đáng khâm phục, đưa ngành dệt may trở thành ngành mũi nhọn và là ngành đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: tỷ USD) Năm KNXK hàng dệt may Tỷ lệ tăng (%)
1997 1,349 - 1998 1,38 2,3 1999 1,748 26,7 2000 1,892 8,24 2001 1,975 4,38 2002 2,75 39,24 2003 3,6 30,91 2004 4,385 21,81 2005 4,82 9,9 2006* 5,2 7,9
( Nguồn: Tổng cục hải quan và Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2006). * ước tính
Những năm 1997 -1998 do khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là đồng nội tệ của nhiều nước xuất khẩu dệt may khác trong khu vực như Thái lan, Inđônêxia… mất giá nhiều làm cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam mất lợi thế về giá. Đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính cũng tác động lớn đến nhu cầu của các nước nhập khẩu chủ yếu của chúng ta làm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉ đạt 1,349 tỷ năm 1998 thấp hơn nhiều so với kế hoạch là 1,6 tỷ USD.
Năm 2002, năm đánh dấu sự tăng trưởng xuất khẩu cao đột biến của dệt may Việt Nam có đóng góp vô cùng quan trọng của việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong năm 2002, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chưa bị áp hạn ngạch do đó giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành dệt may vào thị trường Mỹ tăng vọt. Năm 2003, xuất khẩu hàng dệt
may đạt 3,6 tỷ USD tăng so với năm 2002 tới 30,91% đánh dấu sự thành công trong phát triển xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định dệt may giữa Việt Nam – Mỹ được ký kết tuy hạn chế về chủng loại và định lượng do bị áp đặt hạn ngạch nhưng đã tạo ra cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam xâm nhập sâu hơn và rộng hơn vào thị trường Mỹ. Trong những tháng đầu năm sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam – Mỹ được ký kết, xuất khẩu hàng dệt may đã tăng mạnh vào thị trường Mỹ, trong khi đó, giảm mạnh tại thị trường Nhật Bản và EU do hàng dệt may Việt Nam bị hàng của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt về mẫu mã và giá cả. Đồng thời, giá xuất khẩu và gia công hàng may mặc xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2003 tăng cao từ 10% đến 20% làm các doanh nghiệp có nhiều động lực để tăng năng suất.
Trong năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 4,385 tỷ USD và năm 2005 là 4,82 tỷ USD. Các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản tiếp tục phát triển khá. Riêng đối với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là EU đồng ý tăng thêm hạn ngạch năm 2004 cho Việt Nam. Trái lại xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ lại khó khăn hơn do Mỹ chưa đồng ý tăng thêm hạn ngạch. Mặt khác, vào đầu năm 2005, Hiệp định về hàng dệt may (ATC) trong khuôn khổ WTO đã hết hiệu lực, các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên của WTO không còn bị áp dụng hạn ngạch khi xuất khẩu vào Mỹ, trong khi đó Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên vẫn phải chịu áp dụng chế độ hạn ngạch nên sự cạnh tranh trên thị trường này khó khăn hơn, làm giảm tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Tóm lại, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong thời gian qua thể hiện qua tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nhưng phải nhìn nhận rằng xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng gia công, rất ít doanh nghiệp thực hiện được phương thức xuất khẩu trực tiếp.
Nguyên nhân là dệt may Việt Nam hầu như chưa có khách hàng mua trực tiếp, việc cung cấp hàng ra thế giới luôn phải qua trung gian là nước thứ ba.