- Thu hút nguồn vốn lớn cho đầu tư vào ngành dệt may
3.1.1 Xu hƣớng chung của thị trƣờng dệt may trên thế giớ
Trong thời gian sắp tới, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Để có thể đạt được kết quả cao hơn cũng như đề ra được chiến lược kinh doanh hợp lý đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nắm bắt được xu thế chung trên thị trường dệt may thế giới cũng như thị trường Mỹ để thấy được triển vọng đối với ngành. Từ đó có phương hướng cũng như đặt ra các mục tiêu hợp lý để có thể mở rộng hơn nữa cũng như đứng vững trên thị trường đầy tiềm năng này.
Hiệp ước về hàng dệt may (ATC) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khung pháp lý của mậu dịch dệt may thế giới đã chấm dứt vào ngày 31/12/2004. Điều đó có nghĩa là từ năm 2005, các nước xuất khẩu dệt may là thành viên của WTO sẽ không còn bị áp dụng chế độ hạn ngạch, làm mở rộng sự cạnh tranh về hàng dệt may trên thị trường thế giới. Nghiên cứu về quá trình phát triển của ngành dệt may cho thấy vai trò căn bản của ngành này đối với nền kinh tế của mọi quốc gia. Điều này cũng lý giải tại sao hàng dệt may luôn được đàm phán riêng và đứng ngoài khung pháp lý của hệ thống thương mại đa phương cũng như song phương trong thời gian qua. Tương lai của ngành dệt may thế giới nói chung và của ngành dệt may Việt Nam nói riêng sẽ như thế nào?
Đối với thị trường dệt may thế giới, trong thời gian tới có thể sẽ phát triển theo nhiều hướng khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể đưa ra 3 xu hướng chính sau đây:
- Xu hướng thứ nhất, đó là sự thống trị của ngành dệt may Trung Quốc. Theo công trình nghiên cứu của công ty tư vấn Mckinsey cho rằng, tới năm 2008 Trung Quốc có thể chiếm đến 50% lượng xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, so với mức 21,6% của năm 2000. Thị phần hàng dệt may trên thế giới của các nước Châu Âu sẽ giảm xuống còn 20,1% vào năm 2008 so với mức 31,9% của năm 2000. Các nước khác trên thế giới sẽ phải hứng chịu mức
giảm thậm chí còn lớn hơn, từ 45,7% trong năm 2000 xuống còn 29,4% trong năm 2008, 90% số nước xuất khẩu (125 nước) sẽ không còn khả năng đứng vững.[11,Tr 37]
- Xu hướng thứ hai, là sự biến động không đáng kể của thị phần thị trường hàng dệt may thế giới, nhưng các nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may đều được lợi, nhờ sự tăng cao nhu cầu hàng may mặc và các nhân nhượng lẫn nhau trong trong phối hợp chính sách giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hàng dệt may. Trong xu hướng này cho thấy Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng nhưng sẽ không chi phối hoàn toàn thị trường dệt may thế giới vì hai lý do sau: thứ nhất, nếu Trung Quốc tiếp tục sản xuất các mặt hàng cấp thấp và tăng cường số lượng thì đến mức nào đó, giá đầu vào như sợi bông và lương cho công nhân sẽ tăng cao theo nhu cầu làm giá sản phẩm tăng, khi đó hàng hóa Trung Quốc sẽ kém sức cạnh tranh so với các nước khác. Xu hướng gần đây cho thấy Trung Quốc sẽ đi vào phát triển các sản phẩm cao cấp. Thứ hai, các nước nhập khẩu chắc chắn sẽ có những chính sách bảo hộ không phải chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả các bạn hàng chiến lược.
- Xu hướng thứ ba, là có sự biến động đáng kể do sự tái cơ cấu lại ngành dệt may toàn cầu theo hai nhóm: nhóm sản xuất các mặt hàng cao cấp và nhóm sản xuất các mặt hàng thấp cấp, số lượng nhà cung cấp sẽ thu hẹp ở mức độ hợp lý. Theo xu hướng này,Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất thế giới với thị phần dao động từ 30 – 40% trong giai đoạn 2005-2007, sau đó thu hẹp lại và duy trì ở mức 30%. Ấn Độ sẽ là nhà cung cấp lớn thứ hai, chiếm khoảng 10% thị phần. Các quốc gia có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam, Băngladesh, Xrilanca…sẽ không biến động nhiều trong khi một số quốc gia đang phát triển như Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan có sự suy giảm quy mô sản xuất và chuyển đổi sản phẩm theo hướng cao cấp và đặc trưng. Các nhà nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU
do để tránh rủi ro khi phụ thuộc quá vào một thị trường Trung Quốc sẽ tìm