cao tính cạnh tranh của sản phẩm
Trong thói quen tiêu dùng của người Mỹ, đối với các sản phẩm cá nhân như quần áo, hàng may mặc, người Mỹ thích đơn giản nhưng hiện đại và hợp thời trang, họ coi trọng sự khác biệt hay tính độc đáo của sản phẩm, đề cao sự thay đổi hay tính cải tiến của sản phẩm.
Để chiếm lĩnh được thị trường và cạnh tranh được với các nước khác trên thị trường Mỹ, các nước xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo đã liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm dệt may mới phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Người ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2000 – 2005 , các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo có tới 6 - 7 nhóm mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ hàng năm. Trong mỗi nhóm mặt hàng lại có vài mặt hàng chủ lực được thay đổi kiểu cách mẫu mã tới 5 – 6 lần, đặc biệt là đối với các cat 333 (áo khoác nam kiểu vest), cat 338/339 (Sơ mi dệt kim cotton), cat 638/639 (Sơ mi dệt kim sợi nhân tạo)… Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã đầu tư xây dựng các trung tâm thiết kế và sản xuất thời trang như Quảng Châu, Thượng Hải, Hàng Châu…, các trung tâm này đã có sức thu hút rất lớn với các khách hàng trên toàn thế giới và các nhà đặt hàng của Mỹ. Bên cạnh đó Trung Quốc còn có nhiều cơ sở liên doanh với nước ngoài về mẫu thời trang và lực lượng họa sĩ nghiên cứu về mẫu thời trang cũng rất lớn.
Singapo và Hàn Quốc cũng có các trung tâm nghiên cứu thời trang, thường xuyên đưa ra các mẫu mốt mới để thiết kế phù hợp với thị hiếu thị trường. Bên cạnh đó, họ còn thường xuyên cử các chuyên gia đi khảo sát thị trường và thử nghiệm các phản ứng của khách hàng và cải tiến thiết kế để đáp ứng theo nhu cầu thị trường.