Những phản ứng của Hiệp hội nhập khẩu dệt may và Hiệp hội bán lẻ ở Mỹ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 31 - 33)

bán lẻ ở Mỹ

Theo đánh giá của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USAITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sau khi Hiệp định về hàng dệt may (ATC) hết hiệu lực sau ngày 1/1/2005, trong các nước Châu Á chỉ có Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Trên cơ sở đó, Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ (USAITA)

cũng đánh giá cao về khả năng Việt Nam được lựa chọn là nguồn cung hàng dệt may thứ hai, sau Trung Quốc, nếu Việt Nam không có khó khăn về hạn ngạch. Mặc dù vấp phải sự hưởng ứng thiếu nhiệt tình từ phía Quốc hội Mỹ trong bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam và sự phản ứng của ngành sản xuất dệt may Mỹ thúc giục chính quyền Mỹ trong việc áp dụng cơ chế bảo hộ ngành dệt may đối với Việt Nam, giống như trường hợp của Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ. Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cũng cho biết, Hiệp hội ủng hộ đạo luật S.3495 trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, các công ty Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn thị trường phát triển này, họ sẽ có toàn quyền kinh doanh, quyền phân phối và các dịch vụ bán lẻ và được hưởng lợi từ việc tuân theo các quy định quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ khi Việt Nam gia nhập WTO. Một điều rất dễ hiểu khi Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ phía Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ là do hầu hết các thành viên của Hội, bao gồm tất cả các thương hiệu nổi tiếng và các nhà bán lẻ hàng đầu trong nước cũng như các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan hiện đều đang tìm nguồn hàng từ Việt Nam. Trong xu thế đa dạng nguồn cung cấp, tránh bị phụ thuộc vào một nguồn cung cấp, đặc biệt là từ Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá là nguồn cung cấp hàng dệt may thứ hai ở Châu Á cho Mỹ. Vì vậy Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ đã thúc giục các đại biểu quốc hội Mỹ đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa quan hệ thương mại và trao PNTR cho Việt Nam. Theo đánh giá của USAITA cho rằng, ngành sản xuất dệt may Mỹ không thể so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn hơn và có tiềm lực mạnh, trong khi Việt Nam, với quy mô sản xuất nhỏ hơn, lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà phần lớn lại được nhập khẩu từ Mỹ.

Ngoài Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ, Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) cũng đồng tình trong việc ủng hộ trao PNTR cho Việt Nam. Liên đoàn bán lẻ quốc gia là hiệp hội thương mại lớm nhất thế giới. Thành viên của Hiệp hội là tất cả các cơ sở bán lẻ thuộc mọi hình thức, mọi kênh phân phối, từ các khu trưng bày, đại lý, mạng Internet, cửa hàng độc lập, hệ thống nhà hàng, cửa hàng tạp hóa…Theo ông Steve Pfister, Phó chủ tịch cao cấp của NRF cho rằng, yêu cầu của các nhà sản xuất dệt may Mỹ về việc tiếp tục áp đặt hạn ngạch lên hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam là “vô căn cứ” vì Việt Nam chỉ chiếm 3,2% giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, tức là 1,9% kim ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, hơn 90% các mặt hàng quần áo nhập khẩu từ Việt Nam được sản xuất bởi các công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp dệt may Mỹ không nên lo ngại hàng dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường giống như trường hợp của Trung Quốc. [25, 26, 27]

Như vậy, với xu hướng ủng hộ của Hiệp hội nhập khẩu dệt may và Hiệp hội bán lẻ Mỹ đã tạo cho Việt Nam một cơ hội thuận lợi khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nắm bắt được cơ hội từ thị trường, từ Hiệp định thương mại song phương và phát huy các lợi thế so sánh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, tạo vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có Hiệp định thương mại Việt - (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)