mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của thị trường Mỹ về chất lượng sản phẩm. Năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng chưa khai thác hết công suất, nhiều doanh nghiệp mới chỉ khai thác được 20% công suất. Trình độ sản xuất nhìn chung vẫn ở tình trạng lạc hậu, mất cân đối giữa khâu dệt và khâu may.
Nếu so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Inđônêxia … thì trình độ công nghệ kỹ thuật của ngành dệt may Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
- Cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng vẫn còn yếu kém. Thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn về sản phẩm dệt kim và sợi bông nhưng do sự khác biệt trong tiêu chuẩn về sợi dệt và quy trình lắp ráp sản phẩm nên Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này. Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam chủ yếu mới chỉ đáp ứng được một số nhu cầu của thị trường Mỹ với một số chủng loại sản phẩm quen thuộc dễ làm và có kinh nghiệm sản xuất cũng như tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống.
- Mỹ được xem là một quốc gia có hệ thống luật pháp chặt chẽ và khá phức tạp, lại hoàn toàn khác với pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững hệ thống luật này không đơn giản. Khi buôn bán với Mỹ, các công ty lớn nhỏ ở hầu hết các nước đều phải thuê luật sư với chi
phí rất cao. Những vấn đề này hiện đang là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam khi vào thị trường Mỹ. Thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như các quy định trong chính sách thương mại của Mỹ đã làm hạn chế đến quan hệ đối tác, tìm kiếm thâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự khác biệt rất lớn của hệ thống luật pháp giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Trong khi luật pháp của Việt Nam còn chưa ổn định, thiếu đồng bộ thì hệ thống luật pháp của Mỹ rất đầy đủ và chặt chẽ. Trên thực tế, luật pháp thương mại của chúng ta còn nhiều bất cập, lạc hậu so với thế giới, chưa theo kịp những phát sinh trong quan hệ kinh tế thương mại. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt nam trong xu thế hội nhập và đặc biệt là việc thực hiện theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, mặc dù ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ xong để có thể đứng vững và chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường này thì ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với không ít các khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động và có sự năng động cao khi làm ăn trên đất Mỹ. Đồng thời để các doanh nghiệp làm ăn ổn định và lâu dài, Nhà nước cần có những quan tâm và hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường này.
2.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ. xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ.
Khi nghiên cứu thực trạng về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ và đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy nguyên nhân của những mặt hạn chế của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ .
Nguyên nhân thứ nhất là công tác thị trường còn yếu kém: Ngành dệt may Việt Nam chưa mở rộng được thị trường trực tiếp là do thực hiện xuất khẩu theo phương thức gia công là chủ yếu nên việc tiếp xúc với thị trường hầu hết là thông qua các nước đặt gia công. Mặt khác để thoát khỏi phương thức gia công, thực hiện được xuất khẩu trực tiếp (FOB) đòi hỏi ngành dệt may phải có một nền công nghiệp mẫu mốt đáp ứng được những biến động của nhu cầu thị trường. Đây là một khó khăn lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Thêm nữa là ngành dệt may Việt Nam thiếu một hệ thống thông tin về thị trường Mỹ, vì vậy các doanh nghiệp chưa có cơ sở đánh giá chính xác về thị trường, xử lý thông tin sai dẫn đến sự thua thiệt trong kinh doanh và gây thiệt hại không nhỏ. Chẳng hạn trong thời gian vừa qua, có một số doanh nghiệp may đã nhập khẩu các thiết bị may đặc dụng để đáp ứng cho việc sản xuất một số mặt hàng đang thịnh hành trên thị trường, nhưng khi nhập về và sản xuất được sản phẩm thì thị trường lại hết nhu cầu về sản phẩm đó. Kết quả là sản phẩm không bán được, không thu hồi được vốn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai là do ngành may thiếu một sự thống nhất quản lý. Sự phát triển của ngành nhìn chung còn chủ yếu dựa vào sự vận động độc lập của từng doanh nghiệp, thậm chí có cả sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đã tạo cơ hội cho các thương nhân nước ngoài ép giá gia công, gây thiệt hại không nhỏ…Mặt khác, sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều đơn hàng lớn. Sẽ thuận lợi hơn nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tạo được nguồn vốn lớn cho đầu tư, có đầy đủ thông tin để giúp doanh nghiệp giải thoát những khó khăn. Điều này đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Vì vậy, để khắc phục những tồn tại trên, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới cần quan tâm đến các vấn đề sau: