Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng DHTT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng DHTT

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về DHTT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên về vai trò và lợi ích của ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục và đào tạo, hiểu đúng về bản chất DHTT trong việc đổi mới phƣơng pháp quản lý giáo dục, phƣơng pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu của ngƣời học và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Tạo sự nhất trí, đồng thuận của toàn thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh sinh viên, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của Học viện trong việc đẩy mạnh việc triển khai rộng khắp công tác DHTT tại Học viện.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, nhƣ mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy biện pháp “Tăng

cường nghiên cứu và nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT&TT và tổ chức DHTT trong điều kiện cụ thể của Học viện ” là biện pháp có vị trí quan trọng đầu tiên, quyết định hƣớng đi và hiệu quả của việc phát triển DHTT trong trƣờng đại học.

Trƣớc hết, về mặt lý luận, việc thay đổi phƣơng pháp dạy học theo nghĩa rộng phải đƣợc thảo luận, trao đi đổi lại và tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong toàn bộ hệ thống nhà trƣờng. Việc phát triển lý luận về DHTT tại Học viện phải đƣợc thực hiện liên tục, có thể thông qua các đề tài nghiên cứu, các hội thảo, báo cáo chuyên đề, các đề án, phƣơng án, lộ trình triển khai DHTT hoặc có thể đƣợc ghi vào bản kế hoạch chiến lƣợc của Học viện đang đƣợc xây dựng và hoàn thiện.

Việc nâng cao nhận thức về DHTT cũng phải bắt đầu từ bộ máy quản lý nhà trƣờng, vì đầu tiên và hơn hết, nếu ngƣời lãnh đạo mà không quan tâm, không hiểu rõ về vai trò của CNTT&TT trong việc đổi mới phƣơng pháp quản lý giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy học thì khó có thể nói nhà trƣờng đó sẽ thúc đẩy đƣợc việc triển khai DHTT có hiệu quả.

Bộ máy quản lý ở đây cũng bao gồm các cấp quản lý trung gian và các chuyên viên thừa hành ở hầu hết các khâu, các bộ phận vì chính họ, cùng với đội ngũ giảng viên sẽ là những ngƣời hàng ngày, hàng giờ phải tác nghiệp cụ thể với các nhiệm vụ triển khai DHTT.

Đối với giảng viên và học sinh sinh viên, đây là 2 lớp chủ thể quan trọng trong việc triển khai thành công hay không thành công hoạt động DHTT tại nhà trƣờng. Bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên nhận thức sâu sắc các chủ trƣơng, chiến lƣợc của ngành GD&ĐT về việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, chủ trƣơng của Lãnh đạo Học viện về kế hoạch ứng dụng CNTT&TT và kế hoạch DHTT trong quản lý và đào tạo của Học viện. Biến những nội quy, quy định của Học viện thành ý thức tự giác tự nguyện, thành trách nhiệm cá nhân, làm cho giảng viên và các thành viên trong tập thể thừa nhận chân lí khách quan và yêu cầu cần thiết của đổi mới phƣơng pháp quản lý và tổ chức dạy học, sự tất yếu cần thiết của việc đƣa DHTT vào Học viện trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai.

Nhận thức đƣợc các vấn đề đó, mỗi ngƣời cán bộ quản lý, giảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề đã lựa chọn để đầu tƣ công sức, trí tuệ vào mỗi hoạt động trong quá trình DHTT. Song song với sự nhận

thức về tầm quan trọng của DHTT là việc triển khai các hoạt động triển khai cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đòi hỏi các cấp quản lí cần có chiến lƣợc phù hợp nhằm điều khiển và thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng CNTT&TT vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Với ngƣời giảng viên cần vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học với việc thiết kế bài giảng điện tử, trao đổi và cung cấp thông tin cho sinh viên trƣớc và sau mỗi bài học.

Việc trang bị và nâng cao nhận thức trong việc tiếp cận với CNTT&TT để phục vụ học tập, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên cũng là một nội dung cần quan tâm, thông qua đó giúp sinh viên nhận thấy sự cần thiết của việc chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh tri thức, tận dụng tối đa những điều kiện hiện có để học tập, tìm kiếm những trang thông tin quí trên mạng nhằm củng cố kiến thức và nâng cao trình độ.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Việc tổ chức thực hiện biện pháp trƣớc hết là việc thƣờng xuyên cử cán bộ, giảng viên tham gia các chƣơng trình hội thảo, các lớp bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT&TT, về DHTT bồi dƣỡng theo kế hoạch hoặc gửi học theo các lớp của các dự án giáo dục đào tạo của Bộ GD&ĐT, hoặc của các trƣờng thuộc hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, … nhằm nâng cao nhận thức về triển khai và ứng dụng CNTT&TT nhằm đổi mới phƣơng pháp quản lý, giảng dạy và học tập trong kỷ nguyên mới.

Tiếp đó về các biện pháp cụ thể hơn, đó là Học viện cần tổ chức thực hiện một số hoạt động nhằm tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu và nâng cao nhận thức về DHTT nhƣ sau:

(1)- Thƣờng xuyên bố trí nguồn kinh phí, giao nhiệm vụ, đề tài cho đơn vị hoặc cá nhân để nghiên cứu hoàn thiện hệ thống lý luận về DHTT và các giải pháp triển khai DHTT trong điều kiện cụ thể của Học viện.

(2)- Mời chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nƣớc về nói chuyện, trao đổi, tƣ vấn… về kinh nghiệm triển khai DHTT để học hỏi kinh nghiệm.

(3)- Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi học tập triển khai các nghị quyết, các chỉ thị, các chỉ đạo và văn bản hƣớng dẫn ứng dụng CNTT&TT, quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong nhà trƣờng, các hình thức tổ chức DHTT nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh,

sinh viên về lợi ích của việc ứng dụng CNTT&TT, của DHTT trong việc tổ chức quản lý nhà trƣờng, trong giảng dạy và học tập.

(4)- Thông qua hoạt động và sinh hoạt chuyên môn của các Bộ môn (bao gồm cả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng) để tạo một sự đồng thuận và mặt bằng chung về việc đƣa DHTT vào quá trình giảng dạy của đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, tránh sự thiên lệch trong quá trình áp dụng DHTT tại Học viện.

(5)- Cung cấp đầu đủ thông tin giới thiệu hƣớng dẫn cách sử dụng, trao đổi thông tin, phƣơng pháp đăng ký học trực tuyến,... cho sinh viên ngay trong Sổ tay sinh viên vào đầu khóa học.

Nguồn kinh phí chi cho việc triển khai biện pháp này không lớn, Học viện hoàn toàn có thể chủ động cân đối trong kế hoạch chi thƣờng xuyên hàng năm để duy trì liên tục các biện pháp này để đạt đƣợc mục tiêu hoàn thiện hệ thống lý luận và nâng cao nhận thức của bộ máy nhà trƣờng và học sinh sinh viên về triển khai DHTT tại Học viện.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đảm bảo 100% số cán bộ quản lý, giảng viên trong Học viện nắm chắc các quy trình tổ chức DHTT, có đủ kiến thức, kỹ năng và làm chủ việc sử dụng, khai thác các thiết bị, phần mềm đƣợc cung cấp, trang bị.

- Triển khai sâu rộng hoạt động DHTT tới các đơn vị quản lý, Khoa, Bộ môn và tới từng giảng viên trong đổi mới, nội dung phƣơng pháp, phƣơng thức cách làm việc và giảng dạy, hƣớng sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học thông qua mạng Internet.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Về cơ bản, 100% cán bộ quản lý, giảng viên của Học viện đều đã có trình độ tối thiểu về CNTT&TT, có trình độ và kỹ năng sử dụng máy tính cho công việc, có khả năng khai thác thông tin trên Internet phục vụ công tác chuyên môn. Do vậy, việc tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý, giảng viên cần tập trung vào những nội dung sau:

- Có chuẩn trình độ kiến thức, chuẩn kỹ năng về ứng dụng CNTT&TT đối với từng chức danh quản lý và giảng viên. Việc kiểm tra và bồi dƣỡng đầu vào về trình độ CNTT đối với tất cả cán bộ, giảng viên mới đƣợc tuyển dụng, thuyên chuyển là quy định bắt buộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng năm, đƣa nội dung về bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng về ứng dụng CNTT&TT vào một nội dung (kế hoạch) công tác bắt buộc của mỗi cán bộ quản lý, giảng viên. Các nội dung bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng đƣợc tùy chỉnh cụ thể theo từng vị trí công tác và yêu cầu triển khai DHTT trong từng năm.

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm theo các dự án, hợp đồng mua sắm. Đảm bảo việc đồng bộ giữa trang bị và hiệu quản sử dụng thiết bị, phần mềm CNTT&TT.

- Tổ chức phổ biến, tập huấn về các quy định, kế hoạch có liên quan tới công tác DHTT một cách sâu rộng và thực chất tới mọi đối tƣợng có liên quan.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Việc tổ chức thực hiện biện pháp đƣợc thông qua các nội dung cụ thể sau: (1) Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hoặc bổ sung nhân lực cho mỗi đơn vị quản lý, trợ lý các Khoa có trình độ, kỹ năng tốt về ứng dụng CNTT&TT. Coi đây là những hạt nhân, đầu mối để triển khai công tác DHTT tại đơn vị.

(2) Xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT&TT đối với từng chức danh cán bộ quản lý, giảng viên. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT&TT trong công việc đối với tất cả cán bộ quản lý, giảng viên. Các cán bộ, giảng viên không đạt chuẩn phải có kế hoạch tự bồi dƣỡng hoặc đƣợc bồi dƣỡng ngay sau thời gian kiểm tra, đánh giá.

(3) Tổ chức tập huấn, phổ biến cho 100% cán bộ quản lý, giảng viên các chỉ thị, quy định của Bộ GD&ĐT, của Học viện liên quan tới ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, trong DHTT.

Một trong các nội dung cần lƣu tâm đó là việc đào tạo, tập huấn cán bộ, giảng viên việc quản trị, làm chủ công nghệ khi triển khai các phần mềm mới đƣợc trang bị.

- Đối với các cán bộ quản lý, đó thƣờng là các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử, phần mềm quản trị thông tin,…

- Đối với đội ngũ giảng viên, đó là các phần mềm và quy trình quản trị hồ sơ điểm thành phần, diễn đàn môn học, các phần mềm thiết kế bài giảng, học liệu điện tử,…

(4) Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn cho 100% Ban cán sự các lớp sinh viên cách sử dụng cổng thông tin điện tử của Học viện để tiếp nhận, trao đổi và phản ánh thông tin có liên quan tới công tác học tập, rèn luyện và các chế độ chính sách của sinh viên.

Ban cán sự các lớp là hạt nhân của các lớp sinh viên khi tham gia quá trình triển khai DHTT tại Học viện. Do vậy, Học viện cũng cần có chế độ hỗ trợ một phần kinh phí cho Ban cán sự các lớp sinh viên trong việc truy nhập Internet để cập nhật thông tin quản lý của Học viện để nắm bắt, phổ biến kịp thời cho tập thể lớp sinh viên của mình. Các mức hỗ trợ có thể tƣơng đƣơng 50% cƣớc phí thuê bao truy nhập Internet thông thƣờng (30-50.000 đ/tháng).

3.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý DHTT

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm có đƣợc một hệ thống văn bản quy định, hƣớng dẫn tổ chức thực hiện DHTT tại Học viện một cách đồng bộ và đầy đủ. Hệ thống văn bản quản lý này bao gồm các quy định có liên quan về: cung cấp thông tin đào tạo trên mạng, biên soạn bài giảng, học liệu điện tử, tổ chức giảng dạy, trao đổi, giải đáp trên mạng, kiểm tra đánh giá và chi phí cho việc tổ chức DHTT qua mạng.

Điểm nhấn của biện pháp này là có đƣợc chính sách đồng bộ về tổ chức DHTT thay vì chỉ có các quy định về việc tổ chức giờ học trực tuyến và một số quy định, hƣớng dẫn đƣợc áp dụng đơn lẻ, cho các hệ đào tạo nhƣ hiện nay tại Học viện; từ đó tạo đƣợc sự thay đổi về nhận thức và hành động về việc triển khai tổ chức DHTT trên một bình diện rộng và có thực chất hơn.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Hệ thống văn bản quản lý DHTT tại Học viện sẽ bao gồm các nội dung đƣợc thể hiện trong các văn quản quản lý, hƣớng dẫn sau:

- Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn và sứ mệnh của Học viện. Các mục tiêu về phát triển DHTT trong hoạt động giáo dục đào tạo của Học viện đƣợc ghi nhận trong bản kế hoạch chiến lƣợc, đƣợc Học viện công bố.

- Quy định (hoặc hƣớng dẫn) về quản lý, trao đổi và cung cấp thông tin trên mạng Internet. Văn bản này phải thể hiện đƣợc trách nhiệm của các bộ phận quản lý, Khoa và các bộ môn trong việc quản lý, trao đổi, trả lời, cung cấp thông tin trên mạng Internet đối với tất các các cấp, các hệ đào tạo trong suốt quá trình trƣớc, trong và sau quá trình đào tạo ở các cấp: nhà trƣờng, ngành học, năm học, kỳ học và môn học.

- Quy định (hƣớng dẫn) về phát triển hệ thống học liệu điện tử và tổ chức các buổi học trực tuyến. Việc phát triển học liệu điện tử cần đƣợc coi là một nội dung bắt buộc, song song với việc phát triển học liệu truyền thống.

- Các điều khoản quy định (hƣớng dẫn) về tổ chức quản lý đào tạo, thi kiểm tra có sử dụng các ứng dụng CNTT&TT trong quá trình thực hiện (nhƣ việc đăng ký học, trả kết quả đăng ký học qua mạng, thi trên hệ thống máy tính hoặc thi qua mạng,...).

Các buổi học trực tuyến với các hình thức giảng dạy trực tuyến khác nhau cũng đƣợc coi nhƣ giờ học chính khóa hiện hành. Đƣa lộ trình áp dụng bắt buộc có tỷ lệ giờ học trực tuyến từ 30-50% thời lƣợng trong vòng 3-5 năm tới.

Việc sử dụng truyền hình hội nghị giữa Học viện và địa phƣơng sẽ không đƣợc áp dụng cho các hệ đào tạo cấp văn bằng, mà chỉ đƣợc thực hiện tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Học viện.

- Quy định về tính chế độ, thanh toán kinh phí đối các hoạt động liên quan tới DHTT trong quá trình tổ chức quản lý, giảng dạy và học tập của Học viện.

Các nội dung của biện pháp 2 nên trên cần đƣợc triển khai đồng bộ và đƣợc theo dõi, chỉ đạo thực hiện một cách xuyên suốt sẽ tạo đƣợc một hàng lang pháp lý và các văn bản, quy trình hƣớng dẫn thực hiện tƣơng đối đầy đủ tại Học viện về triển khai DHTT trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tới.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý DHTT tại Học viện đƣợc tổ chức thực hiện trên nhiều phƣơng diện:

(1)- Ở cấp độ chiến lƣợc, Học viện cần phân công phòng Tổ chức cán bộ (hoặc Ban xây dựng Kế hoạch chiến lƣợc) nghiên cứu, xây dựng và đƣa nội dung phát biểu về DHTT vào Bản kế hoạch chiến lƣợc của Học viện giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến 2020 đang đƣợc Học viện nghiên cứu, xây dựng

để khẳng định sự quan tâm và định hƣớng ứng dụng mạnh mẽ CNTT&TT trong việc đổi mới hoạt động giáo dục của Học viện trong giai đoạn tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2)- Học viện phân công phòng Đào tạo và Khoa học công nghệ chủ trì xây dựng Quy định về quản lý, trao đổi và cung cấp thông tin trên mạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Trang 69)