2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và phƣơng hƣớng hoạt động của trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông
Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông - Tên tiếng Anh: Phuong Dong University (PDU)
Địa chỉ: 201B - Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: (04) 37848512 - Fax: (04) 37848512.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các trƣờng ĐHDL nói chung và của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông nói riêng gắn với sự thay đổi của Quy chế, có thể chia ra các giai đoạn sau:
(*) Giai đoạn từ khi thành lập đến trước khi có Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng chính phủ:
Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc , trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông ra đời tƣơng đối sớm. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông đƣợc thành lập theo quyết định số 350/TTg ngày 08/07/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2282/GD- ĐT ngày 16/08/1994 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trƣờng tổ chức khai giảng khóa đầu tiên ngày 24/10/1994.
Trong giai đoạn này, các trƣờng ĐHDL nói chung, trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông nói riêng, tổ chức và hoạt động theo Quy chế tạm thời Đại học
40
trƣởng Bộ giáo dục & Đào tạo. Về cơ bản Quy chế này giao cho các Trƣờng ĐHDL tự chủ về quản lý tài chính, về tổ chức, xây dựng bộ máy và cơ chế điều hành hoạt động của Nhà trƣờng.
Đây là giai đoạn các trƣờng ĐHDL vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm đóng góp cho Nhà nƣớc từ kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động cho loại hình Trƣờng mới mẻ này ở Việt Nam.
Giai đoạn đầu những năm mới thành lập, Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông quy mô tuyển sinh còn rất nhỏ, khoảng vài trăm sinh viên trong năm đầu, số lƣợng sinh viên tăng lên vài nghìn vào các năm tiếp theo. Cơ sở vật chất của Trƣờng vẫn còn đi thuê mƣớn của các tổ chức, cá nhân khác - thuê cở sở học tại 54 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân và trƣờng Trung cấp Xây dựng, phƣờng Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập nghèo nàn, đội ngũ giảng viên cơ hữu còn ít chủ yếu mời thỉnh giảng từ các trƣờng đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.
Các Khoa và ngành học đƣợc thành lập ngay từ ngày đầu tiên trƣờng di vào hoạt động (năm 1994): khoa quản trị kinh doanh, khoa Tài chính-Kế toán, khoa Công nghệ thông tin, khoa Ngoại ngữ đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật. Khoa Kiến trúc - Công trình đƣợc thành lập năm 1996, với các ngành Xây dựng, Cầu đƣờng và Kiến trúc. Khoa Điện - Cơ điện tử, trung tâm Cao đẳng với các ngành Kế toán, Du lịch, Tin học đƣợc thành lập năm 1999.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn rất khó khăn của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông, do là mô hình mới mẻ cho nên mọi cơ chế hoạt động Trƣờng chủ yếu vừa làm, vừa rút kinh nghiệm cộng thêm vào đó là các cơ quan quản lý Nhà nƣớc còn phân biệt đối xử giữa trƣờng Dân lập và Công lập. Sinh viên học tập tại các trƣờng ĐHDL cũng bị đối xử không công bằng sau khi tốt nghiệp về cơ hội xin việc làm, cơ hội học tiếp tục lên.
41
Nhiệm vụ chính của Trƣờng trong giai đoạn này là tập trung vào đào tạo tốt các ngành đã mở để trên cơ sở sản phẩm là các sinh viên tốt nghiệp tại Trƣờng dần dần xây dựng uy tín và hình ảnh của Trƣờng, khẳng định về chất lƣợng đào tạo với xã hội.
(*) Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006:
Ngày 18 tháng 7 năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ban hành Quy chế trường Đại học Dân lập thay thế cho
Quy chế tạm thời Đại học Dân lập ban hành theo Quyết định số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục & Đào tạo. Giai đoạn này, các trƣờng ĐHDL chính thức hoạt động theo các quy định của Quy chế này. Về mặt nội dung Quy chế trường Đại học Dân lập không khác nhiều so với Quy
chế tạm thời Đại học Dân lập ban hành trong giai đoạn 1994 - 2000.
Theo quy định của Quy chế trường Đại học Dân lập các trƣờng ĐHDL phải có tổ chức Bảo trợ (cơ quan, tổ chức Bảo trợ để thành lập trƣờng và Bảo trợ quá trình tồn tại và phát triển). Tổ chức Bảo trợ sẽ cử đại điện của mình tham gia vào Hội đồng quản trị của trƣờng ĐHDL. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có trƣờng ĐHDL có thành phần này, có trƣờng ĐHDL không có đại diện tổ chức Bảo trợ trong Hội đồng quản trị. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông không có đại diện của tổ chức này.
Trong giai đoạn này, trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông có sự phát triển rất nhanh về quy mô, ngành nghề, về loại hình đào tạo, về số lƣợng giảng viên, cán bộ và nhân viên, về số lƣợng học sinh - sinh viên. Ngoài các khoa, trung tâm đã có, trung tâm Trung học chuyên nghiệp (sau đổi tên thành khoa Trung cấp và dạy nghề) đƣợc thành lập năm 2002. Giai đoạn này, tổng số sinh viên theo học tại Trƣờng tăng nhanh trong các năm, từ con số khoảng 5.600 sinh viên trong năm 2000 lên hơn 7.000 sinh viên vào năm 2006.
42
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này đƣợc Nhà trƣờng đặt ra bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lƣợng đào tạo các ngành học hiện có phải tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, mà cụ thể là xây dựng trƣờng để chấm dứt tình trạng thuê mƣớn địa điểm học. Bằng nội lực của Trƣờng cũng nhƣ kêu gọi sự đóng góp của các nhà đầu tƣ, trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu (giảng đƣờng, thƣ viện, khu làm việc, phòng thí nghiệm, thực hành...), hạ tầng cơ sở, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH, giảng dạy, học tập đủ chỗ cho 15.000 ngƣời học, chƣa kể tổ chức hoạt động, khai thác ngoài giờ. Nhà trƣờng sở hữu và sử dụng các cơ sở sau:
+ Cơ sở 1: 201B Trung Kính - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.
Công trình hoàn thành và đƣa vào sử dụng tháng 10/2004. Đây là một tòa nhà 8 tầng, có diện tích mặt bằng hơn 7.000 m2, đƣợc sử dụng để làm trụ sở hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng và các khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ, Công nghệ sinh học và Trung tâm Cao đẳng.
+ Cơ sở 2: Số 4 Ngõ chùa Hƣng Ký - Minh Khai - Hai Bà Trƣng - Hà Nội, đƣợc khánh thành và đƣa vào hoạt động tháng 9/2002. Là một khu giảng đƣờng 6 tầng trên diện tích hơn 7.000 m2 sử dụng cho các khoa Công nghệ thông tin - Điện cơ điện tử, Kiến trúc - Công trình và Khoa Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tại đây nhà trƣờng cũng đã hoàn thiện và đƣa vào sử dụng khu ký túc xá sinh viên 5 tầng, hơn 450 chỗ, khang trang, tiện nghi để phục vụ sinh viên có nhu cầu.
+ Cơ sở 3: số 252 đƣờng Hoàng Quốc Việt, khánh thành và đƣa vào sử dụng năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2004 Trƣờng không sử dụng cơ sở học này nữa và đến năm 2006 cơ sở này đƣợc Nhà trƣờng chuyển nhƣợng cho tổ chức khác sử dụng.
43
Từ năm 2005, đƣợc phép của Bộ GD & ĐT, Trƣờng đã chuyển đổi mô hình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Hiện nay, Nhà trƣờng đã xây dựng chƣơng trình cho các bậc học, ngành học, thời gian đào tạo nhƣ sau:
** Đào tạo đại học
+ Khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh có các ngành và chuyên ngành:
Quản trị du lịch, Quản trị Doanh nghiệp, Quản trị văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán. Thời gian đào tạo 4 năm.
+ Khối Kỹ thuật - Công nghệ bao gồm có các ngành và chuyên ngành: - Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trƣờng. Thời gian 4 năm;
- Kỹ thuật điện, Cơ - Điện tử. Thời gian đào tạo 4,5 năm;
- Công nghệ thông tin, Công nghệ Điện tử viễn thông. Thời gian đào tạo 5 năm;
- Kiến trúc, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng Cầu đƣờng, Cấp thoát nƣớc. Thời gian đào tạo 5 năm.
+ Khối Ngoại ngữ có các ngành: Tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Nga. Thời gian đào tạo 4 năm.
** Đào tạo cao đẳng
Với các ngành: Tin học, Kế toán, Du lịch. Thời gian đào tạo 3 năm. ** Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp
Với các ngành: Tin học văn phòng, Tin học ứng dụng, Kế toán kinh doanh, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán du lịch - khách sạn, Lễ tân khách sạn - văn phòng. Thời gian đào tạo 2 năm.
(*) Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:
Giai đoạn này, hoạt động của các trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông đã đi vào ổn định. Cơ sở vật chất bƣớc đầu đã đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu học hiện tại và tƣơng lai gần; trang thiết bị học tập, giảng dạy, tài liệu, giáo trình, đã đƣợc đầu tƣ mua sắm nhiều; số lƣợng cán bộ, giảng viên cơ hữu tăng lên
44
đáng kể giúp cho trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập của mình. Quy mô sinh viên cũng nhƣ ngành nghề đào tạo của Trƣờng tăng lên đáng kể từ hơn 7.000 sinh viên năm 2006 tăng lên hơn 8.000 sinh viên năm 2009. Các loại hình đào tạo cũng đƣợc đƣợc mở rộng, bên cạnh đào tạo chính quy, từ năm 2006 có thêm hình thức đào tại Bằng 2; năm 2007 đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học và từ trung cấp lên đại học.
Nhận thức của xã hội, sự phân biệt đối xử giữa công lập, dân lập đƣợc cải thiện đáng kể, sinh viên tốt nghiệp tại ĐHDL Phƣơng Đông đã đƣợc bình đẳng hơn trong tìm kiếm việc làm và học tập nâng cao trình độ, đây cũng là một thuận lợi cho trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông phát triển.
Trải qua gần 15 năm xây dựng, đến nay Trƣờng đã có 15 khóa với tổng số hơn 30.000 sinh viên theo học. Trong số đó đã có hơn 15.000 sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng. Theo kết quả điều tra của Trƣờng, khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp tìm đƣợc việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, nhiều sinh viên đang giữ các chức vụ quan trọng trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng và phát triển bằng nỗ lực, cố gắng của cả tập thể cũng nhƣ những đóng góp của các cá nhân giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên, trƣờng Đại học Phƣơng Đông đã đạt đƣợc một số thành tích:
+ Về tập thể: 01 Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ cho tập thể
Trƣờng; Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo cho 3 tập thể lao động xuất sắc; Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo liên tục cho các năm 2005-2009 cho thành tích xuất sắc trong phong trào NCKH của giảng viên, sinh viên; Bằng khen “Đảm bảo an ninh, trật tự trong trƣờng học giai đoạn 2002 - 2008”, danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh” do Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng,
45
nhiều Bằng khen của TW Đoàn TNCS HCM và TW Hội SV về các thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tình nguyện hè từ 2001-2009.
+ Về cá nhân: 01 Huân chƣơng Lao động hạng Ba; 01 Bằng khen của Thủ trƣớng Chính phủ; 04 Bằng khen của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo; 03 chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 02 bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; 02 bằng khen của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và hàng trăm bằng khen cho các sinh viên đạt giải trong các kỳ thi Olimpic và Nghiên cứu khoa học trong sinh viên,…
Cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục 2005, loại hình trƣờng ĐHDL không còn tồn tại, thay vào đó là loại hình trƣờng Đại học Tƣ thục sẽ ra đời. Ngày 29/5/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 122/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trƣờng Đại học Dân lập - trong đó có trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông - chuyển sang loại hình trƣờng Đại học Tƣ thục và hoạt động theo quy chế trƣờng Đại học Tƣ thục.
Chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo học chế Tín chỉ, nâng cao chất lƣợng đào tạo, chuẩn bị mọi điều kiện để đào tạo sau đại học một số ngành có điều kiện về giảng viên, về chƣơng trình cùng với việc nhanh chóng hoàn thành các phƣơng án để chuyển đổi sang loại hình trƣờng Đại học Tƣ thục là nhiệm vụ trong tâm của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông trong giai đoạn này cũng nhƣ thời gian tới.