Những tồn tại trong công tác quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG (Trang 93 - 96)

+ Công tác thu hút nhân lực còn nhiều hạn chế, việc thu hút cán bộ,

giảng viên trẻ có trình độ chuyên môn vào làm việc ở Trƣờng và trở thành cơ hữu rất khó khăn do vấn đề tiền lƣơng, do quan niệm về công-dân lập.

Công tác phân tích công việc, thiết kế công việc không đƣợc thực hiện một cách bài bản, khoa học. Phân tích công việc không đƣợc thực hiện đều khắp ở các đơn vị, các vị trí công việc cần tuyển dụng, khi làm, khi không, chính vì vậy việc tuyển chọn ứng viên vào các vị trí công việc nhiều khi không chính xác, ngƣời đƣợc giao việc vì vậy cũng khó hình dung ra nội dung

83

công việc, yêu cầu khi thực hiện công việc dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng, kết quả thực hiện công việc không cao.

Công tác hoạch định nhân lực tại trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông không đƣợc thực hiện trên phạm vi Nhà trƣờng, tại các đơn vị nơi có hoạch định, nơi không. Chính vì vậy trong Trƣờng xảy ra tình trạng có nhiều Khoa, Trung tâm ít sinh viên nhƣng lại tuyển dụng quá nhiều cán bộ, giảng viên hoặc tuyển giảng viên không phù hợp lắm với nhƣ cầu phát triển của đơn vị. Nhiều đơn vị trong Trƣờng lại thiếu nhân sự để thực hiện công việc.

+ Công tác đào tạo và phát triển chưa theo chiều sâu, nhiều cán bộ

đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ, đƣợc Nhà trƣờng hỗ trợ kinh phí nhƣng không phù hợp với nội dung công việc với nhiệm vụ mà họ đang đảm nhận. Kinh phí dành cho đào tạo còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, mặc dù chính sách của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông đã tạo ra động lực cho cán bộ, giảng viên trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn của mình, tuy nhiên Trƣờng vẫn chƣa dành một phần chi phí thỏa đáng để hỗ trợ cán bộ, giảng viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, nhất là việc chƣa có chính sách để đào tạo sau đại học cho cán bộ, giảng viên bằng những khóa đào tạo ở nƣớc ngoài. Điều này rất cần thiết đối với một trƣờng ĐHDL để nâng cao chất lƣợng đào tạo, nhất là khi Trƣờng đang thiếu nhiều cán bộ, giảng viên trẻ có trình độ. Vì vậy công tác đào tạo tại trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông hầu hết là theo hình thức tự phát, tự học theo các nguyện vọng của cá nhân.

+ Không xây dựng được bản tiêu chuẩn đầy đủ, không lựa chọn đƣợc

phƣơng pháp khoa học, công bằng để đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, giảng viên dẫn đến kết quả đánh giá còn bình quân chủ nghĩa, không phản ánh đúng kết quả làm việc và năng lực của cán bộ. Từ việc đánh giá không đúng, kéo theo nhiều chính sách nhân sự khác nhƣ khen thƣởng, tăng lƣơng, đề bạt, … không công bằng. Điều này làm mất đi tác dụng của

84

chính sách động viên và khiến cho đại bộ phận những ngƣời có năng lực không hài lòng.

+ Việc đãi ngộ về vật chất chưa thực sự thỏa đáng: hệ thống lƣơng mà Nhà trƣờng đang áp dụng dựa vào thang bảng lƣơng Nhà nƣớc với cách tính lƣơng của Trƣờng chƣa hoàn toàn phù hợp với cơ chế hiện nay, nhất là với trƣờng ĐHDL. Cách tính này vẫn còn mang tính bình quân và chƣa thực sự có chế độ thỏa đáng đối với lao động sử dụng nhiều chất xám. Mức thu nhập của cán bộ, giảng viên và nhân viên cũng đã đƣợc cải thiện đáng kể tuy nhiên với mức thu nhập này thì cán bộ, giảng viên và nhân viên tại trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông vẫn gặp rất nhiều khó khăn do tỉ lệ lạm phát cao, giá cả của các thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày đã tăng lên rất cao. Công tác khen thƣởng kỷ luật và các danh hiệu thi đua tại trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông chƣa thực sự tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động, chƣa có các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Việc bình xét thi đua đƣợc thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu kín, nhƣng do sự cả nể, tiêu chuẩn đánh giá chung chung, dùng quá ít tiêu thức nên thƣờng đánh giá mang tính bình quân. Hoặc nếu bị giới hạn về số ngƣời xuất sắc trong nhóm thì thƣờng bỏ phiếu vòng tròn tức mỗi ngƣời đƣợc xuất sắc một lần để đƣợc hƣởng tiền thƣởng. Điều đó làm triệt tiêu động lực của những ngƣời làm việc tốt. Hội đồng thi đua, khen thƣởng của Nhà trƣờng cũng là nơi xét duyệt cuối cùng, nhƣng những căn cứ chủ yếu là dựa trên các kết quả đƣa lên từ các đơn vị, các quyết định ở đây thƣờng là đƣợc giữ nguyên hoặc giảm bớt các danh hiệu chứ không tăng lên.

+ Các chính sách về nhân sự của Trường vừa thiếu vừa không đồng bộ cũng nhƣ không đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ, dẫn đến tình trạng thực hiện không nhất quán tại các đơn vị trong Trƣờng.

85

+ Chế độ giao khoán về tài chính và khoán về đào tạo cho các Khoa,

Trung tâm; ở cấp vĩ mô Nhà trƣờng không có hoạch định nhân lực, bên cạnh đó thiếu các văn bản hƣớng dẫn, thiếu việc kiểm tra đồng bộ, do đó việc tuyển dụng nhân lực - nhất là tuyển dụng giảng viên cơ hữu - có đơn vị thực hiện, có đơn vị không; tuyển dụng và đánh giá hiệu quả làm việc nơi chặt chẽ, nơi làm qua loa, hình thức.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG (Trang 93 - 96)