quản lý thuộc ĐHDL Phƣơng Đông
Để có thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong kết quả hoạt động của ĐHDL Phƣơng Đông nói chung và các đơn vị trực thuộc nói riêng thì trƣớc hết phải thống nhất và nâng cao nhận thức của các nhà quản lý về bản chất và vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong trƣờng đại học. Cần phải tổ chức hội thảo, trao đổi và thăm quan các điển hình thực tế để thống nhất một số điểm chính sau đây:
Một là, sứ mệnh và chiến lƣợc của ĐHDL Phƣơng Đông đòi hỏi phải
áp dụng quản trị nhân lực khác biệt dựa trên tôn chỉ thành lập và định vị thƣơng hiệu “Phƣơng Đông”. Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con ngƣời (kiến thức, kỹ năng, sự khéo léo, sự sáng tạo, tận tuỵ, trách nhiệm,…) nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức thông qua những thành tựu hoạt động của từng cá nhân trên cơ sở thừa nhận nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức.
Tổ chức tốt công tác quản trị nhân lực trong đơn vị sẽ có tác dụng: - Phát huy năng lực làm việc của con ngƣời;
- Tạo ra bầu không khí làm việc tích cực, lành mạnh; - Quyết định sự thành công của tổ chức;
- Là nền tảng của mọi hoạt động quản trị khác.
Hai là, quản trị nhân lực là trách nhiệm của mọi nhà quản lý, trong đó
vai trò, trách nhiệm của bộ phận quản trị nhân lực là: Đối tác chiến lƣợc, tham mƣu; Xây dựng chiến lƣợc (Tuyển dụng, Đào tạo, Sử dụng, Tiền lƣơng,
97
Thƣởng, Cơ chế,…); Ban hành chính sách, Quy định, Quy trình, Luật lệ (Sổ tay nhân viên, giáo viên, …); Hệ thống thông tin nhân sự (HRIS); Đào tạo kỹ năng (NS) và Hỗ trợ kỹ thuật; Coaching (Đảm bảo chính sách, Quy định, Quy trình đƣợc thực thi, và theo đúng pháp luật); Các dịch vụ truyền thống (Hợp đồng lao động, hồ sơ cá nhân, tính lƣơng, thƣởng…)
Ba là, chuẩn hóa theo mô hình hiện đại về quản trị nhân lực để đi trƣớc
một bƣớc trong đổi mới hoạt động của các đơn vị (xem sơ đồ 3.1).
(Chú thích: K&S: kiến thức và kỹ năng)
98