Môi trƣờng văn hóa - xã hội có truyền thống khoa bảng là một thuận lợi cho việc phát triển các trƣờng đại học nói chung và ĐHDL nói riêng. Việc các trƣờng đại học ngoài công lập ra đời ngày càng tăng là một minh chứng rõ ràng. Tuy nhiên, xét về khía cạnh các giá trị xã hội thì công tác quản trị nhân lực của trƣờng ĐHDL lại chịu nhiều thách thức hơn so với các trƣờng ĐHCL: (i) Trong tâm lý xã hội, việc công tác trong các đơn vị công lập vẫn đƣợc coi là danh giá và chính danh hơn so với các đơn vị ngoài công lập; (ii) Tính an toàn và ổn định công việc ở các trƣờng đại học ngoài công lập thấp hơn so với các trƣờng ĐHCL; (iii) Đại bộ phận xã hội vẫn cho rằng các trƣờng ĐHDL chạy theo thị trƣờng nên những ngƣời làm việc ở các đơn vị này vẫn có tâm lý ức chế, nhất là những ngƣời đã từng công tác tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc hoặc ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc; (iv) Tâm lý xã hội vẫn cho rằng các trƣờng ĐHDL là nơi đào tạo các thí sinh có điểm đầu vào thấp đã làm cho những nhân lực trẻ, giỏi khó gắn bó lâu dài với Trƣờng; (vi) Trong văn bản chính thức không có phân biệt bằng cấp giữa công lập và dân lập nhƣng trên thực tế, bằng tốt nghiệp của các trƣờng ĐHDL vẫn bị xã hội coi nhẹ, từ tuyển dụng, đề bạt hay học lên các cấp học cao hơn, từ đó làm cho các trƣờng ít có điều kiện tạo dựng thƣơng hiệu để cạnh tranh về nhân lực so với các trƣờng ĐHCL hoặc các trƣờng đại học quốc tế hoạt động ở Việt Nam.
39
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN L ỰC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG