Tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG (Trang 30 - 33)

Tuyển dụng nhân lực thực chất là quá trình tuyển chọn và sử dụng nhân lực có đầy đủ các phẩm chất theo yêu cầu công việc. Để tuyển dụng nhân lực, trƣờng ĐHDL có thể thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài trƣờng hoặc trong nội bộ Nhà trƣờng. Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng nhân sự trong trƣờng ĐHDL đƣợc thể hiện qua sơ đồ (sơ đồ 1.4).

+ Chuẩn bị tuyển dụng, trong bƣớc này cần phải thực hiện các công

việc sau:

- Thành lập hội đồng tuyển dụng, phân công trách nhiệm;

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến tuyển dụng của Nhà nƣớc, của Nhà trƣờng;

- Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn: tiêu chuẩn tuyển chọn cần đƣợc hiểu và xem xét ở 3 khía cạnh: tiêu chuẩn chung đối với Nhà trƣờng; tiêu chuẩn của phòng, ban, khoa; tiêu chuẩn đối với cá nhân ngƣời thực hiện công việc.

+ Thông báo tuyển dụng, để thông báo tuyển dụng, các trƣờng ĐHDL có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo tuyển dụng sau đây:

- Quảng cáo trên đài, tivi;

- Thông báo qua các trung tâm, dịch vụ lao động; - Yết thị tại Trƣờng.

Thông báo ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ mọi thông tin cần thiết cho ứng cử viên: tuổi đời, giới tính, trình độ, ngoại ngữ, tin học, sức khoẻ, lƣơng ...

+ Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ: Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải đƣợc ghi

vào sổ xin việc, có phân loại một cách chi tiết để sử dụng sau này. Ngƣời xin tuyển dụng phải nộp cho Nhà trƣờng hồ sơ gồm những giấy tờ bắt buộc theo mẫu của Nhà nƣớc hoặc mẫu mà Nhà trƣờng thiết kế phù hợp với yêu cầu công việc tuyển dụng, nhƣ: đơn xin việc; bản khai lý lịch có xác nhận chứng thực của địa phƣơng; giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm

20

quyền cấp; giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ, giấy khai sinh, ...

Sơ đồ 1.4. Nội dung, trình tự tuyển dụng nhân lực trong trường ĐHDL

Chuẩn bị tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

Thu thập, nghiên cứu hồ sơ

Phỏng vấn sơ bộ

Kiểm tra trắc nghiệm

Phỏng vấn chuyên sâu

Xác minh, điều tra

Ra quyết định tuyển dụng

21

Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng cử viên nhƣ:

- Học vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác - Sức khoẻ

- Tính tình, đạo đức, nguyện vọng, tình cảm, ...

Nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt đƣợc một số ứng cử viên hoàn toàn không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn công việc, từ đó không phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng. Do đó, có thể giảm bớt đƣợc chi phí tuyển dụng cho Nhà trƣờng.

+ Phỏng vấn sơ bộ:

Thƣờng kéo dài từ 10 đến 15 phút đƣợc sử dụng nhằm loại bỏ ngay những ứng cử viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng cử viên mà khi nghiên cứu hồ sơ chƣa phát hiện ra.

+ Kiểm tra, trắc nghiệm:

Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn các ứng cử viên để chọn đƣợc các ứng cử viên xuất sắc nhất. Các bài kiểm tra sát hạch thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá ứng cử viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thực hành. Các hình thức trắc nghiệm có thể đƣợc sử dụng để đánh giá các ứng cử viên về một số khả năng đặc biệt nhƣ trí nhớ, mức độ khéo léo, ...

+ Phỏng vấn chuyên sâu: thƣờng kéo dài từ 30 - 45 phút. Phỏng vấn

này đƣợc dùng để tìm hiểu, đánh giá ứng cử viên về nhiều phƣơng diện nhƣ kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân nhƣ tính cách, khí chất, khả năng hoà đồng và phẩm chất cá nhân thích hợp cho công việc, đƣợc tiến hành để duyệt lại tất cả mọi vấn đề thuộc về khả năng của ngƣời xin việc. Việc này cho phép ngƣời phỏng vấn ra quyết định cuối cùng.

+ Xác minh, điều tra: mục đích của bƣớc này là kiểm tra tính đúng đắn của các thông tin mà ứng cử viên đã cung cấp qua hồ sơ xin việc và phỏng

22

vấn. Có thể sử dụng nhiều cách nhƣ: điện thoại, thƣ thoại liên hệ trực tiếp với cơ sở đào tạo hoặc những nơi mà ngƣời dự tuyển đã làm việc để thẩm tra. Công tác xác minh, điều tra cho biết thêm về kinh nghiệm, trình độ, tính cách của các ứng viên.

+ Ra quyết định tuyển dụng: có thể nói đây là khâu cuối hoặc khâu gần cuối cùng của quá trình tuyển dụng nhân lực. Để nâng cao tính chính xác của các quyết định tuyển dụng, cần phải xem xét một cách có hệ thống các thông tin về ứng viên, đồng thời cần phải có cách thức ra quyết định tuyển dụng khoa học và thích hợp để lựa chọn đƣợc đúng nhân lực phục vụ đƣợc công việc theo yêu cầu của Nhà trƣờng.

+ Hội nhập nhân sự mới: Để nhân sự mới có thể làm tốt công việc đƣợc giao thì cần có thời gian hội nhập với công việc và môi trƣờng làm việc.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG (Trang 30 - 33)