- Quả: lấy mẫu ở các giống đem phân tích, theo dõi năng suất: tổng số quả/cây/năm đầu và cân trọng lượng Lấy 10 quả chín ở mỗi giống đem
(Artocarpus heterophyllus Lamk ) Họ Moraceae
6.3.3. Năng suất của các giống mít
Bảng 6.12: Năng suất của các giống mít khảo sát
Giống 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi
Số quả/ cây TL quả (kg) NS/năm
(kg/cây)Số quả/ cây TL quả (kg) NS/năm (kg/cây)Số quả/ cây TL quả (kg) (kg/cây)NS/năm
TN 1 8 7 56 21 7 147 30 5,5 165
TN 2 2 6,5 13 10 7 70 15 7,5 112,5
09 0 - 0 0 0 0 7 6 42
32 H 0 - 0 2 11 22 10 8 80
33 H 0 - 0 0 0 0 7 5,5 38,5
(Chú thích:TL TB: trọng lượng trung bình; NS: năng suất) Các giống khác chưa cĩ qủa (0).
Cùng một điều kiện chăm sĩc như nhau, cùng điều kiện đất đai – thủy văn, so với mít VN thì các giống nhập nội TN 1 và TN 2 đã cho nhiều qủa. Một năm sau trồng mít TN 1 đã ra hoa và trong năm thứ 2 mít TN 1 đã cho năng suất khoảng 56 kg/cây, số quả/ cây khoảng 8. Mít TN 2 tới năm thứ 2 mới ra hoa và trong năm thứ 2 cho khoảng 2 qủa/cây (13kg/cây). Mít VN giống 32 H tới năm thứ 3 mới ra hoa cho qủa, thu được 2 qủa/4 cây theo dõi, trung bình 0,5 qủa/cây, nhưng qủa to, 12 kg), vậy mỗi cây được 6 kg. Trong khi năm thứ 3 mít TN 1 đã cho 147 kg qủa/cây. Như vậy nhà vườn mau thu hồi vốn hơn.
Gía bán qủa tươi trong vườn mít TN 1 cĩ gía gấp 1,5 lần mít ráo của ta. Cây mít tăng trưởng khỏe, rất ít sâu bệnh. Hiện chỉ ghi nhận cĩ sâu đục qủa. Ra hoa qủa quanh năm trong điều kiện cĩ tưới, nhất là hoa qủa nhiều vào mùa khơ. Đây là điểm cĩ lợi cho nhà nơng.
5.4. Kết luận
- Sau 4 năm trồng các giống mít đều sinh trưởng tốt, rất ít sâu bệnh. Mít VN cây to khỏe hơn mít nhập nội. Mít TN1 cĩ tán nhỏ, thân nhỏ ra qủa chủ yếu dọc theo thân, sự thụ phấn tốt do dái đực nhiều và phân bố rộng.
- Hai giống mít nhập nội cho qủa rất sớm (2 tuổi), mít TN1 cho qủa sớm hơn mít TN2. Tới năm thứ ba cĩ 3 giống mít TN 1, TN 2 và 32 H ra hoa kết qủa. Ở năm thứ 4 tất cả các giống đều đã cho qủa.
- Mít TN 1 ra hoa sau 1 năm trồng và năm thứ 2 cho 8 qủa/cây, năm thứ 3 cho 21 qủa/cây (147 kg/cây). Ở năm thứ 4 giống TN1 hầu như đã vào thời kỳ cho qủa ổn định. Các giống cho hoa qủa quanh năm trong điều kiện cĩ tưới nhất là 2 giống TN1 và TN2. Giống TN 2 cho qủa trễ hơn nhưng múi dài và dầy hơn. Năng suất năm thứ 3 và thứ 4 giống TN1 cao nhất, tiếp theo là TN2. Giống TN1 cĩ vị ngọt vừa, thơm, hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn các giống cịn lại, màu múi vàng sậm. Qủa của tất cả sáu giống
khảo nghiệm đều là mít ráo. Giống 32 H cĩ múi dài, dầy, màu vàng nhạt là giống đã được TTCAQ miền Đơng Nam Bộ xác định dùng để sấy và cả ăn tươi.
- Hai giống mít 06 và 09 trong thí nghiệm cĩ hàm lượng đường cao hơn hẳn các giống cịn lại, chúng cĩ vị ngọt đậm.
- Các giống mít nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ.
- Mít TN 1 và TN2 thích hợp cho ăn qủa tươi. Do ra qủa sớm và năng suất cao nên cĩ hiệu qủa kinh tế cao. Mít 32 H và 33 H cĩ màu múi vàng nhạt, múi dầy phù hợp để sấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Khơi, Mai Văn Trị, Nguyễn Văn Hùng, Phan Văn Dũng, Nguyễn An Đệ, Châu Văn Tồn, Nguyễn Văn Thu, Chung Thị Hồng Thoa, Trần Thị Lan. 2001. Kết quả bước đầu khảo sát giống mít và bình tuyển cá thể tốt tại một số tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học cơng nghệ cây ăn quả (2000 –2001). Viện cây ăn quả miền Nam: 90 – 95. Nhà xuất bản Nơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Liem Bunroeun. 2004. Nghiên cứu nhân giống một số giống mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) tuyển lựa bằng phương pháp ghép tại Phú Giáo – Bình Dương. Luận văn kỹ sư nơng nghiệp ngành Nơng học. Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nguyễn Trí Nghiệp. 2003. Mít nghệ cao sản. Vườn cây giống Island tỉnh Vĩnh Long. 24 trang.
Nguyễn Văn Kế. 2000. Bài giảng cây ăn quả nhiệt đới, tập 2. Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, trang 82 - 85.
Vũ Cơng Hậu. 2000. Trồng mít. Nhà xuất bản Nơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 17 trang.