C. HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ
2. Nghiên cứu hoạt động marketing tại khách sạ n
2.6. Tình hình đối thủ cạnh tranh và các đối tác
a. Đối thủ cạnh tranh của khách sạn
Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh giúp mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng đồng thời giúp khách sạn phát triển. Nền kinh tế thị trường đặt các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hết sức khắc nghiệt và căng thẳng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu, nghiên cứu và tìm hiểu để biết rõ về nhu cầu của đối tượng mà mình nhắm tới. Để xác định đối thủ cạnh tranh của khách sạn thì căn cứ quan trọng nhất là tiêu chuẩn sao của
khách sạn và địa điểm của khách sạn đó. Khách sạn Quốc Tế với tiêu chuẩn hai sao thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó là các khách sạn hai sao trên địa bàn thành phố như: Khách sạn ISE, khách sạn Hàng Hải, khách sạn Tây Hồ, khách sạn Mỹ Long…
b. Đối tác của khách sạn
Đối tác ở đây là những nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, các tổ chức lữ hành. Họ là những đơn vị không thể thiếu của khách sạn và tồn tại song song với sự tồn tại của khách sạn. Bất kỳ một khách sạn nào cũng cần phải có những đối tác thân tín. Và để có được những đối tác đó khách sạn đã có những chính sách ưu đãi như:
Đối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho bộ phận bếp, xà phòng dầu gội cho bộ phận phòng ngủ thì khách sạn luôn giữ những mối quan hệ thân mật, luôn là khách hàng trung thành.
Đối với những tổ chức lữ hành, khách sạn có chính sách giảm giá, khuyến mãi, chiết giảm phần trăm như: Các nhà môi giới khách một lần đưa được 30 khách đến khách sạn sẽ được hưởng hoa hồng 5% tổng doanh thu của đoàn khách, 30 khách trở lên được hưởng hoa hồng 10% tổng doanh thu của đoàn khách. Các công ty du lịch đưa khách đến khách sạn được giảm giá 10%.