I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠ N
3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh tại khách sạn Quốc Tế qua 3 năm
Bảng 3: Tình hình doanh thu của khách sạn
Nguồn: Phòng kế toán (ĐVT: VNĐ)
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch
2009/2008
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu VNĐ 15,754,748,344 13,134,498,145 14,903,726,101 -2,620,250,199 -17 1,769,227,956 13.47 -doanh thu phòng nghỉ VNĐ 2,351,520,000 1,937,420,000 2,202,480,000 -414,100,000 -17.61 265,060,000 13.68 Tỷ trọng % 14.93 14.75 14.78 - doanh thu nhà hàng VNĐ 3,705,470,167 2,581,838,761 3,280,182,610 1,123,631,406 30,32 698,343,849 27,05 Tỷ trọng % 23.52 19.66 22.01
- doanh thu karaoke VNĐ 4,207,138,312 4,018,020,314 4,318,078,372 189,117,998 4.5 300,058,058 7.47
Tỷ trọng % 26.7 30.59 28.97
- doanh thu xông hơi- massage VNĐ 4,648,952,515 3,950,418,725 4,428,997,167 698,533,790 15.03 478,578,442 12.11 Tỷ trọng % 29.51 30.08 29.72 - doanh thu dịch vụ khác VNĐ 841,667,380 646,800,345 673,987,952 194,867,005 23.15 27,187,607 4.2 Tỷ trọng % 5.34 4.92 4.52
Nhận xét: qua bảng phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Quốc Tế qua 3 năm gần đây ta thấy:
Tổng doanh thu của 3 năm có sự biến đổi, năm 2008 tổng doanh thu giảm so với năm 2007 là 16.63% tương ứng 2,620,250,199. Sang đến năm 2009 tổng doanh thu của khách sạn tăng so với năm 2008 là 1,769,227,956 đồng tương ứng với mức giảm là: 13.47%. Sở dĩ tổng doanh thu của khách sạn có sự biến động như vậy là do các nguyên nhân sau:
Doanh thu phòng nghỉ: Năm 2008 giảm so với năm 2007 là: 17.61% tương ứng mức giảm414,100,000 đồng. Sang năm 2009 doanh thu phòng nghỉ tăng so với năm 2008 là: 265,060,000 đồng, tương ứng mức giảm 13.68%. Về mặt tỷ trọng qua 3 năm đang có xu hướng tăng, tỷ trọng năm 2007 chiếm 14.93%, năm 2008 chiếm 14.75%, sang năm 2009 chiếm 14.78%. Cả mặt giá trị lẫn doanh thu đang có xu hướng tăng lên vào năm 2009, đây là biểu hiện tốt. Chứng tỏ tình hình kinh doanh dịch vụ phòng nghỉ của khách sạn đang ngày càng tốt.
Doanh thu nhà hàng: năm 2008 giảm so với năm 2007 là 30.32% tương ứng mức giảm1,123,631,406 đồng. Sang năm 2009 doanh thu nhà hàng tăng so với năm 2008 là 27.05% tương ứng 698,343,849 đồng. Về mặt giá trị: có xu hướng giảm đi vào năm 2008, tăng lên vào năm 2009. Đồng thời tỷ trọng doanh thu nhà hàng năm 2007 chiếm 23.52%, năm 2008 giảm còn 19.66%, sang năm 2009 tăng lên 22.01%. Cho thấy tình hình kinh doanh nhà hàng đang có sự phục hồi. Đây là dấu hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của khách sạn.
Doanh thu karaoke: năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4.5%, tương ứng mức giảm là 189,117,998. Sang năm 2009 doanh thu karaoke tăng so với năm 2008 là 300,058,058 đồng, tương ứng mức tăng là 7.47%. Tỷ trọng doanh thu karaoke năm 2007 chiếm 26.7% , năm 2008 chiếm 30.59%, năm 2008 chiếm 28.97%. Về mặt giá trị thì năm 2008 giảm so với hai năm còn lại, nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba năm. Chứng tỏ tình hình kinh doanh karaoke của khách sạn qua các năm là tương đối tốt, khách sạn cần cố gắng duy trì và phát huy hơn nữa.
Doanh thu massage: Năm 2008 là 3,950,418,725 đồng, giảm so với năm 2007 là: 698,533,790 đồng, tương ứng mức giảm là 15.03%. Sang năm 2009 tăng lên 4,428,997,167 đồng, tăng so với năm 2008 là 478,578,442 đồng, tương ứng mức
tăng là 12.11%. Tỷ trọng lại có sự thay đổi, năm 2007 chiếm 29.51 %, năm 2008 chiếm 30.08%, sang năm 2009 tỷ trọng lại giảm xuống còn 29.72%.
Nhìn chung tình hình doanh thu của khách sạn đang có xu tăng lên vào năm 2009, nhưng tăng không cao. Nhìn một cách tổng thể thì doanh thu xông hơi- massaga chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn. Còn doanh thu phòng nghỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng lại là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất vì chi phí của nó thấp nhất. Doanh thu nhà hàng ngày càng tăng là dấu hiệu đáng mừng cho khách sạn. Vì vậy khách sạn cần chú ý quan tâm phát triển kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ.