I. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠ N
4. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Nhận xét: Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt. Cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách sạn có sự thay đổi. năm 2008 giảm so với năm 2007 là 16.63% tương ứng mức giảm . Sang năm 2009 doanh thu BH và CCDV là 14,903,726,101 đồng tăng so với năm 2008 là 1,769,227,956 đồng, tương ứng với mức giảm là 13,47% . Điều này cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của khách sạn thực hiện khá tốt vào năm 2007, nhưng năm 2008 do tình hình kinh tế có nhiều biến động và nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, cắt giảm chi tiêu nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách sạn nên doanh thu cũng có giảm đi.
Các khoản giảm trừ doanh thu của khách sạn chủ yếu là khoản thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2008 khoản thuế tiêu thụ đặc biệt của khách sạn là 387,504,211 đồng giảm so với năm 2007 là 7,630,056 đồng, tương ứng mức giảm là 1.93%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 55,673,789 đồng, tương ứng mức tăng là 14.37%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 là 4,599,059,301 đồng tăng so với năm 2007 là 182,823,367 đồng, tương ứng mức tăng 4.14%. Sang năm 2009 giảm so với năm 2008 là 163,464,458 đồng, tương ứng mức giảm 3.55%.
Bảng 4 : Kết quả kinh doanh của khách sạn
Nguồn : Phòng kế toán ĐVT: VNĐ
Chệnh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị %
1.Doanh thu BH và CCDV 15,754,748,344 13,134,498,145 14,903,726,101 -2,620,250,199 -16.6 1,769,227,956 13.5 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 395,134,267 387,504,211 443,178,000 -7,630,056 -1.93 55,673,789 14.37 3.DT thuần về BH và CCDV 15,359,614,077 12,746,993,934 14,460,548,101 -2,612,620,143 -17.01 1,713,554,167 13.44 4.Giá vốn hàng bán 10,943,378,143 8,147,934,633 9,698,024,342 -2,795,443,510 -25.54 1,550,089,709 19.02 5.Lợi nhuận gộp về BH và
CCDV 4,416,235,934 4,599,059,301 4,762,523,759 182,823,367 4.14 163,464,458 3.55
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính 890,800,000 507,200,000 705,160,000 -383,600,000 -43.06 197,960,000 39.03 Trong đó: chi phí lãi vay 890,800,000 507,200,000 705,160,000 -383,600,000 -43.06 197,960,000 39.03 8.Chi phí BH và chi phí QLDN 3,379,628,578 3,985,296,573 3,899,868,831 605,667,995 17.92 -85,427,742 -2.14 9.LN thuần từ hoạt động KD 145,807,356 106,562,728 157,494,928 -39,244,628 -26.92 50,932,200 47.80
10.Thu nhập khác 8,758,971 7,248,067 8,510,764 -1,510,904 -17.25 1,262,697 17.42
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác 8,758,971 7,248,067 8,510,764 -1,510,904 -17.25 1,262,697 17.42 13.Tổng LN kế toán trước thuế 154,566,327 113,810,795 166,005,692 -40,755,532 -26.37 52,194,897 45.86 14.Chi phí thuế TNDN 38,641,582 28,452,699 46,481,594 -10,188,883 -26.37 18,028,895 63.36 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 115,924,745 85,358,096 119,524,098 -30,566,649 -26.37 34,166,002 40.03
Tổng số lao động (Người) 75 90 90 15 20.00 0 0.00 Thu nhập bình quân/ tháng (VNĐ/Người) 1,120,000 1,540,000 1,750,000 420,000 37.50 210,000 13.64 Tổng nộp ngân sách 198,189,065 188,066,677 197,518,855 -10,122,388 -5.11 9,452,178 5.03
Doanh thu thuần năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2,612,620,143 đồng, tương ứng với mức giảm 17.01%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,713,554,167 đồng, tương ứng mức tăng 13.44%. Điều này cho thấy khách sạn đã tạo cho mình một vị trí quan trọng trên thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh đa dạng rộng khắp. Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng doanh thu thuần năm 2008 lại giảm đi khá nhiều so với năm 2007, vì vậy khách sạn cần có biện pháp khắc phục để doanh thu ngày một tăng.
Giá vốn hàng bán năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2,795,443,510 đồng, tương ứng mức giảm 25.54%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,550,089,709 đồng, tương ứng mức tăng 19.02%. Tuy năm 2008 có giảm nhưng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp khá cao chứng tỏ khách sạn tiêu thụ khá nhiều hàng hoá, dịch vụ.
Chi phí tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 là 383,600,000 đồng, tương ứng mức giảm 43.06%. Do năm 2007 khách sạn đi vay nhiều hơn năm 2008 để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh nên phải trả khoản chi phí lãi vay nhiều hơn. Sang năm 2009 chi phí tài chính tăng so với năm 2008 là 197,960,000 đồng, tương ứng mức tăng là 39.03%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007 là 605,667,995 đồng, tương ứng mức tăng 17.92%. Sang năm 2009 giảm so với năm 2008 là 85,427,742 đồng. tương ứng với mức giảm 2.14%. Cho thấy khách sạn đang tích cực mở rộng kinh doanh đồng thời tích cực quảng cáo, tiếp thị,…. đặc biệt là năm 2008.
Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh năm 2008 là 106,562,728 đồng giảm so với năm 2007 là 39,244,628 đồng, tương ứng mức giảm 26.92%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 50,932,200 đồng tương ứng mức tăng 47.8%.
Lợi nhuận khác năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1,510,904 đồng, tương ứng mức giảm 17.25%. Sang năm 2009 lợi nhuận khác của khách sạn là 8,510,764 đồng tăng so với năm 2008 là 1,262,697 đồng tương ứng mức tăng 17.42%.Lợi
nhuận khác của khách sạn chủ yếu do thu được từ bán phế liệu, thanh lý nhượng bán tài sản.
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là 40,755,532 đồng, tương ứng 26.37%. Sang năm 2009 lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2008 là 52,194,897 đồng tương ứng mức tăng 45.86%. Lợi nhuận trước thuế ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 30,566,649 đồng tương ứng 26.37%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 34,166,002 đồng tương ứng 40.03%. Điều này cho thấy sau khi trừ khoản chi phí và thuế TNDN doanh nghiệp có khoản lợi nhuận sau thuế khá cao. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của khách sạn tốt hơn.
Tổng lao động: số lao động của khách sạn liên tục tăng, với chủ trương mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ nên khách sạn đã tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên làm cho tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên. Năm 2009 số lao động là 90 người tăng so với năm 2007 là 15 người tương ứng 20%. Sang năm 2009 số lao động là 90 người bằng với năm 2008. Năm 2009 khách sạn có sự thay đổi lao động nhưng số lao động không tăng do khách sạn không mở rộng quy mô trong khi đó năm 2008 lượng lao động đã tương đối ổn định Thu nhập bình quân/ tháng: thu nhập bình quân qua các năm đều tăng. cụ thể năm 2008 thu nhập bình quân là 1,540,000 đồng tăng so với năm 2007 là 420,000 đồng tương ứng 37.5%. Sang năm 2009 thu nhập bình quân/ tháng là 1,750,000 đồng tăng so với năm 2008 là 210,000 đồng tương ứng với mức tăng là 13.64%. Điều này chứng tỏ của khách sạn đã và đabg quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong khách sạn nhiều, giúp đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện hơn. Từ đó kích thích, phát huy 1 cách hiệu quả năng lực làm việc của nhân viên. Với đặc trưng là kinh doanh dịch vụ nên số lượng nhân viên phục vụ trong khách sạn cũng có biến động theo mùa du lịch, tuy nhiên sự biến động đó là ko đáng kể vì khách sạn vẫn đang có quy mô kinh doanh tương đối nên số lượng nhân viên như hiện nay là hợp lý. Khách sạn muốn nâng cao hiệu quả phục vụ thi trước hết phải nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên phục vụ, đòng thời cần có
những khuyến khích, ưu đãi đối với nhân viên làm việc lâu năm tại khách sạn tạo tinh thần làm việc tốt cho người lao động.
Tình hình đóng góp vào NSNN của khách sạn qua 3 năm vừa qua cũng có sự tăng giảm. nộp ngân sách năm 2008 giảm so với năm 2007 là 10,122,388 đồng tương ứng 5.11%. Sang năm 2009 nộp ngân sách là 197,518,855 đồng tăng so với năm 2008 là 9,452,178 đồng tương ứng 5.03%. Điều này chứng tỏ khách sạn đang càng ngày càng tích cực thực hiện tốt phương châm 3 lợi ích: nhà nước, khách sạn và người tiêu dùng.
5.Phân tích tình hình tài chính của khách sạn
Bảng 5: Các tỷ số về khả năng sinh lời
ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận trước thuế 154,566,327 113,810,795 166,005,692 Tổng doanh thu và thu
nhập 15,368,373,048 12,754,242,001 14,469,058,865
Tổng tài sản bình quân 78,042,389,190 76,736,135,106 77,028,600,430 Vốn chủ sở hữu 45,041,395,994 44,151,433,493 43,753,344,349 Tổng chi phí 15,213,806,721 12,640,431,206 14,303,053,173 Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản 0.20 0.15 0.22
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn CSH 0.34 0.26 0.38
Tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí 1.02 0.90 1.16
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu 1.01 0.89 1.15
Nhận xét :
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 là 1.01 đồng, nghĩa là bình quân cứ 100 đồng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh của khách sạn thì có 1.01 đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận tăng so với năm 2008 là 0.26. Điều này chứng tỏ khả khả năng kinh doanh của khách sạn đang có những dấu hiệu tốt lên. Đặc biệt là năm 2009 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn hai năm còn lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2007 là 1.02, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động trong khách sạn thì thu được1.02 đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có xu hướng giảm dần vào năm 2007. Sang năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng so với năm 2008 là 0.26 lần tương ứng 28.89%. Ta thấy chi phí bỏ ra nhiều mà lợi nhuận thu lại ít chứng tỏ hiệu quả kinh doanh thấp. Mặc dù năm 2009 có cao hơn nhưng tỷ suất vẫn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra những chính sách phù hợp để cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết, nhằm nâng cao lợi nhuận cho khách sạn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần. Năm 2008 là 0.26, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu trong năm đã mang lại 0.26 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2008 giảm 0.08 lần so với năm 2007 tương ứng mức giảm 23.53%. Sang năm 2009 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2008 là 0.12 tương ứng 46.15% Điều này chứng tỏ khách sạn đã sử dụng vốn CSH dần có hiệu quả.
Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 0.2, nghĩa là trong kỳ kinh doanh cứ bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 0.2 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 0.15 giảm 0.05 lần so với năm 2007 tương ứng mức giảm 25%. Sang năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0.07 lần tương ứng 46.67%.
Nhìn chung tỷ số khả năng sinh lời của khách sạn đang có xu hướng tăng dần, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của khách sạn đã có hiệu quả, nhưng khả năng sinh lời thấp, tình hình tài chính của khách sạn không thực sự lành mạnh