Giọng điệu hào sảng, trầm hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 113)

B. NỘI DUNG

3.4.1Giọng điệu hào sảng, trầm hùng

Nằm trong xu hướng chung của tiểu thuyết ra đời ngay sau chiến tranh như Nắng đồng bằng của Chu Lai, Thung lũng thử thách của Thái Bá Lợi, âm hưởng sử thi hào sảng, trầm hùng vẫn là giọng điệu chính xuyên suốt tiểu

113

thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế. Với những cảnh miêu tả chiến trường, không khí gấp gáp, khẩn trương của trận đánh toát lên từ những câu văn ngắn nối tiếp nhau: Đột nhiên pháo ngừng hẳn. Chúng nó sắp lên rồi; Chuẩn bị đi; Đừng run; Súng nổ; Đông quá, rút thôi; Lựu đạn nổ… Tác giả thường xuyên sử dụng những câu văn ngắn, đôi khi chỉ là một cụm từ hoặc một mệnh lệnh, một thông báo, nó giống như lời nói phát ra từ những người lính đang gấp rút hướng đến mục tiêu trên chiến trường. Nếu những câu văn dài, sử dụng nhiều câu hỏi phù hợp với giọng chiêm nghiệm, suy tư của người lính ngoài trận địa thì những câu văn ngắn, thường chỉ có một vế diễn tả chân thực không khí căng thẳng, gấp gáp của chiến tranh.

Đặc biệt, càng về cuối tác phẩm, không khí tấp nập trên khắp các mặt trận đang tiến về giải phóng Sài Gòn càng hiện lên rõ nét. Tác giả đã phác họa khung cảnh các cánh rừng cao su phía đông và phía tây Sài Gòn, các quân đoàn, quân binh chủng đang lắng nghe điện của Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn “Đó là những ngày vui sướng và hào hứng nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Người, xe như nối thêm, dài bất tận trên các ngả đường đổ về Sài Gòn. Bộ đội vừa hành quân vừa hát. Những bài hành khúc về Bác Hồ, về Đất nước, khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chưa bao giờ vang lên đầy hào khí và nghiêm trang đến thế”. [36, 288]. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi đó, một tương lai tươi sáng đang dần mở ra trước mắt tiểu đoàn trưởng Mạc với những đàn chim tự do bay lượn, với ước mơ trở về với ngành kiến trúc để xây dựng biết bao thành phố, làng mạc vừa sụp đổ… Đến khi Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, bao trùm không gian tiểu thuyết là hình ảnh cờ bay rợp đỏ trước cửa nhà, ngọn cây, bãi biển. Suốt ngày, thanh niên, học sinh, mặc đồng phục, đeo băng đỏ đi diễu hành ngoài đường, tay vỗ miệng hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng….”. Đất nước lật sang một trang sử mới, và ngay sau chiến thắng, mọi

114

người lại hối hả bước vào công cuộc khôi phục và dựng xây cuộc sống mới. Trong mỗi câu văn, người đọc cảm nhận rõ niềm hân hoan, tự hào về chiến thắng lịch sử của dân tộc trong lòng mỗi người lính tham chiến. Giọng điệu hào hùng xuyên suốt Năm 1975 họ đã sống như thế khiến cho tiểu thuyết gần gũi với các tác phẩm viết về chiến tranh trong chiến tranh trước đó. Bởi thế, dù viết sau năm 1975 nhưng tiểu thuyết vẫn nằm trong quỹ đạo của tiểu thuyết chiến tranh với âm hưởng sử thi là mạch nguồn cảm hứng chính.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 113)