Vị trí tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiểu thuyết hậu chiến

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 42)

B. NỘI DUNG

1.3.2 Vị trí tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiểu thuyết hậu chiến

So với các nhà văn cùng thế hệ như Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy… Nguyễn Trí Huân thuộc dạng viết ít. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí về tốc độ viết văn của mình, sau khi dẫn chứng ra những trường hợp như Ma Văn Kháng hay cụ Tô Hoài – những người có thế vừa ngồi họp vừa tranh thủ viết truyện, ông đã giải thích, ông có “thói quen xấu” là cứ phải bứt ra một thời gian dài đi đâu hẳn, thoát ra mọi sự vụ thì mới có thể viết được.

Toàn bộ sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trí Huân được ghi dấu bằng các tác phẩm đã xuất bản: Mặt cát (tập truyện và kí, 1977), Năm 1975 họ đã sống như thế (tiểu thuyết, 1979), Dòng sông của Xô nét (truyện, 1980),

Cao nguyên không xa xôi (tập truyện ngắn, 1985) Chim én bay (tiểu thuyết, 1988), Dấu thời gian (ký, 2004). Nguyễn Trí Huân thành công với thể loại tiểu thuyết hơn cả. Tác phẩm Chim én bay đã từng được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988 – 1989, giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989) và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Giống như nhà văn Khuất Quang Thụy coi nghề viết văn là “nghề nhọc nhằn”, Nguyễn Trí Huân cũng cho rằng “Nghề văn là một nghề khó. Nhưng biết mình ở chỗ nào, đến đâu đôi khi còn khó hơn” [8, 419]. Và so với nhiều bạn nghề, ông được coi thực sự là “một người biết mình”. Các trang viết của Nguyễn Trí Huân, dù ở thể loại nào đều tập trung chủ yếu vào đề tài chiến

42

tranh, nhân vật phần lớn là người lính. Tuy vậy, nhà văn vẫn nói “Tôi vẫn cảm thấy mình chưa viết được gì khi mà nỗi đau của mẹ tôi, chị tôi vẫn còn nằm ngoài những trang sách tôi đã viết” [84, 1795]. Với Nguyễn Trí Huân và những nhà văn cùng thế hệ, viết về chiến tranh không đơn thuần chỉ là chuyện một đề tài văn chương, mà nó dường như là máu thịt, là món nợ ân tình khó có thể dứt bỏ.

Dù viết ít song tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân có một vị trí nhất định trong bức tranh chung của tiểu thuyết giai đoạn hậu chiến và làm phong phú thêm mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này. Tên tuổi Nguyễn Trí Huân luôn luôn được nhắc đến cùng với Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Khuất Quang Thụy, Thái Bá Lợi, Bảo Ninh… như một thế hệ nhà văn mặc áo lính tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng và văn học sau năm 1975 nói chung. Cùng với đó, hai cuốn tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thếChim én bay cũng hiếm khi bị bỏ sót trong các bài báo, bài phê bình, nghiên cứu về tiểu thuyết giai đoạn này. Rõ ràng, dẫu không sở hữu một khối lượng tiểu thuyết đồ sộ như Chu Lai với Phố, Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài lắm, Khúc bi tráng cuối cùng…, cũng chưa có một tác phẩm gây được tiếng vang lớn như

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhưng tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân đã chiếm một vị trí không thể thiếu trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh.

Với hai cuốn tiểu thuyết nhưng nhà văn Nguyễn Trí Huân đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và thành công trong sáng tác của ông cũng được giới lý luận, phê bình ghi nhận. Có thể nói, nếu Đất trắng làm nên Nguyễn Trọng Oánh, Ăn mày dĩ vãng làm nên Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh nổi danh cùng tên tuổi Bảo Ninh, Lê Lựu gắn với Thời xa vắng, Dương

43

Hướng đi cùng Bến không chồng thì nhắc đến Chim én bay là nhắc tới nhà văn – nhà báo Nguyễn Trí Huân.

Tiểu kết: Tiểu thuyết hậu chiến tiếp nối mạch nguồn của đề tài chiến tranh từ văn học chống Pháp, chống Mỹ nhưng đã tạo dựng được một diện mạo hoàn toàn mới trên mảnh đất cũ này thông qua việc thay đổi trong quan niệm, cách nhìn nhận về con người, về hiện thực chiến tranh và những đổi mới ngay trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Hòa vào dòng chảy chung của tiểu thuyết sau năm 1975, tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân không chỉ góp phần làm phong phú thêm bức tranh chung của tiểu thuyết hậu chiến mà còn tạo được những nét chấm phá trong bức phác họa về chiến tranh ấy.

44

Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRÍ HUÂN

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)