Bức tranh hiện thực trần trụi

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 78)

B. NỘI DUNG

2.2.2 Bức tranh hiện thực trần trụi

Xuất phát từ những trăn trở của một ngòi bút đầy trách nhiệm, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã thoát ra được lối mòn của tiểu thuyết cách mạng và tìm đến một lối viết có thể “mô tả một cách chân thực cái hiện thực cách mạng đang diễn ra trên đất nước; trong cơn bão táp đang xáo trộn lịch sử và những đời người, hiện lên những mẫu người của xã hội tất cả da thịt và hơi thở, với tất cả những mầu, vẻ của những quan hệ xã hội bên ngoài và những gì đang được giấu kín và cũng đang giao tranh với nhau ở bên trong” [47, 344]. Những thay đổi trong quan niệm về chiến tranh và xu hướng nhận thức lại đã tác động trực tiếp đến cách miêu tả, phản ánh bức tranh hiện thực cả trong và sau chiến tranh. Qua các trang tiểu thuyết, người đọc không chỉ nhìn thấy

78

vinh quang của chiến thắng mà nhà văn còn phơi bày cả những tiêu cực, những thời điểm khó khăn, bi quan tưởng như không thể gượng dậy.

Tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế tái hiện cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở thời điểm ác liệt của lịch sử khi nó đã tiến sát đến ngày tổng tiến công 30 tháng 4 năm 1975. Theo đó, mạch sự kiện, diễn tiến các trận đánh vẫn là sợi dây xuyên suốt tác phẩm. Tuy nhiên, khác hẳn với không khí sử thi hừng hực khí thế trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu với “tầng tầng lớp lớn những người đang nối tiếp nhau hiện ra từ trên dốc, từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng”, ngay từ đầu, tiểu thuyết đã mở ra một khung cảnh tan tác khi d3 để mất cao điểm 174. “Ba người ngồi nép vào nhau trong căn hầm sụt lở giữa đỉnh đồi. Thỉnh thoảng một mảng trời méo mó lại lộ ra sau màn khói đạn dày đặc” [36, 33], “sau mỗi loạt pháo lại thu hẹp bớt và cái mảng trời mờ nhạt, đáng ghét, đầy khói đạn cứ loang lổ dần, thăm thẳm trên đỉnh đầu” [36, 34]. Giữa tiếng súng nổ, lựu đạn liên tiếp ném xuống, anh em đã thương vong gần hết. Sau khi để mất cao điểm 174, cuộc chiến liên tiếp rơi vào những tình huống vô cùng khó khăn. Càng đến những ngày cuối cùng của chiến dịch, trận tuyến giữa đôi bên càng co hẹp lại. Ở bên này, Phác, Duật và cả sư trưởng Khâm dù muốn hay không vẫn phải nhắm bắn thẳng về phía bên kia trong đó có em, anh và con mình. Chiến tranh đã len lỏi vào mỗi gia đình và họ nghiễm nhiêm phải đối mặt nhau, trở thành kẻ thù của nhau trên chiến tuyến.

Bối cảnh chính của tiểu thuyết diễn ra ở Hoài Châu, Hoài Nhơn nhưng không gian của cuộc chiến đã bị thu hẹp đến cùng cực. Chỉ cần chiếm được cao điểm là có thể khống chế toàn bộ trận địa, giảm bớt thương vong và nắm chắc thắng lợi. Có những lúc ranh giới giữa ta và địch chỉ cách nhau một con đường, một ngôi nhà, thậm chí một bức tường đổ. Rõ ràng, dù vẫn mang âm hưởng sử thi khi miêu tả chiến tranh nhưng nhà văn đã hướng ngòi bút của

79

mình đến gần sát hơn với hiện thực. Ở đó, người đọc như được nhìn vào cận cảnh với “đạn nổ choang chác, veo véo ở xung quanh” [36, 211], bắt gặp nhiều cảnh huống bi hài mà có lẽ không đâu có được. Trong đó, cảnh chết chóc đã thành chuyện thường ngày trong chiến tranh “Trên bờ rào phủ đầy bụi đất, xác một thằng lính ngụy nằm vắt ngang, thịt phơi ra khô và nâu nâu như một thớ gỗ. Bóng mấy con chuột nhắt cứ chạy vùn vụt từ chân lên bụng, rồi lại chạy vụt trở xuống” [36, 211]. Những trang văn xám xịt màu chết chóc, mịt mù khói lửa bom đạn trong tiểu thuyết đã phác họa một không gian hiện thực hết sức tang thương. Trong nhiều thời điểm, khoảng cách giữa sự sống và cái chết trở nên quá mong manh và ngẫu nhiên. Người ta đang nói, cười, đi đứng, bỗng ngã lăn ra rồi không bao giờ còn nói, cười, đi đứng nữa. Đối với vùng bắc Bình Định, bom đạn đã in dấu ấn trên mỗi căn nhà, gần như không còn một mảnh ruộng nào không có hố bom, hố đạn. Những ngôi mộ nằm kề sát những ngôi nhà, những căn hầm.

Không né tránh những thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh, Nguyễn Trí Huân đã cho người đọc thấy được diễn biến chân thực nhất của nó. Có những lúc cả ba tiểu đoàn, chỉ sau trận đánh đầu tiên, quân số còn lại quá ít ỏi, anh em thương vong vì hỏa lực trực tiếp của địch thì ít mà bị bởi hỏa lực tầm xa thì nhiều. Mỗi trận đánh, mỗi thời điểm những người lính đều phải đối mặt với sự gia tăng sức mạnh quân sự không ngừng của Mỹ và ngụy. Tiểu đoàn pháo binh của Phác, tiểu đoàn công binh của Khải… liên tục được tăng cường nhưng cũng liên tục gặp phải thất bại. Phương án vượt sông không thành, đến cuộc hành quân đường bộ thì người nào cũng mệt nhoài. “Càng đi càng có cảm giác đang bị lún sâu trong đầm, như không bao giờ tới bờ bên kia nổi” [36, 316]. Trước năm 1975, chưa bao giờ người đọc bắt gặp trong tiểu thuyết những hoàn cảnh bi thương đến thế. Thế giới vĩ mô của các sự kiện lịch sử

80

hoành tráng đã nhanh chóng nhường chỗ cho thế giới vi mô của cộng đồng, dân tộc và của những người lính.

Mặc dù vẫn thiên về cảm hứng sử thi nhưng hiện thực chiến tranh trong

Năm 1975 họ đã sống như thế đã được dồn nén lại cả về không gian và thời gian. Bên cạnh việc tiếp cận chiến tranh trong một không gian nhỏ hẹp như một dòng sông, một con đường thì “thời gian bị căng ra giữa hai quả pháo”. Tiếng đạn nổ, tiếng đề pa cứ dồn dập vang lên trong trận địa pháo ở Chóp Chơ 1 và Chóp Chơ 2. Nhà văn tập trung miêu tả không khí của trận địa pháo bằng những thời khắc rất ngắn, thường là “nửa giờ”, “mười phút sau”, “hơn một giờ” hoặc những mốc thời gian chính xác: “tám giờ”, “chín giờ”, “5 giờ sáng”, “bảy giờ tối”, “nửa đêm”, “một giờ sáng”, “ba giờ sáng”. Bằng điểm thời gian ấy, tác giả như đang dẫn dắt người đọc cùng chứng kiến mỗi bước chuyển biến của trận địa pháo. Cuộc chiến diễn ra căng thẳng trong từng giây phút, thế trận liên tục chuyển dịch giữa ta và địch, khi thì hỏa lực pháo binh địch bắn điên dại nhưng lúc lại nằm câm bặt, không có lấy một phản ứng nhỏ. Cũng có lúc nhà văn tập trung miêu tả những cuộc hành quân của người lính “Đêm như vẫn vỡ ra bởi những tiếng nổ ở cả hai phía bờ sông. Pháo ta bắn, pháo địch bắn. Nhiều quả rơi xuống mặt nước, sóng dập vào bờ sú óc ách. Đại đội đi thành hàng một, vai vác pháo, chân sục trong bùn. Không thể phân biệt được người nào là du kích, người nào là bộ đội chủ lực nữa. Tất cả đều cởi trần, cài ngụy trang nom như những khóm cây di động” [36, 301]. Tuy nhiên, đó không phải là những cuộc hành quân đầy khí thế và hừng hực tinh thần lạc quan như trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu. Mỗi người lính đều lặng lẽ, gấp gáp bởi chiến tranh đang không chờ đợi một ai và cuộc chiến càng lúc càng bất lợi cho phía ta.

Trong cảm nhận của người sĩ quan ngụy chết trước tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, chiến tranh cũng khốc liệt không kém. Giữa bộn

81

bề những nghĩ suy, trăn trở về lí tưởng của tuổi trẻ, về lẽ sống, suy nghĩ về chiến tranh của sỹ quan ngụy đã phác họa diện mạo chiến tranh đen đúa, tăm tối ở phía địch. Ngay trong căn hầm tên lính ngụy đang sống luôn lổn nhổn những mảng xương người đen thẫm, nồng nặc mùi hôi thối bốc lên và không hiếm những mảng sọ đang nhe răng cười ở một góc hầm. Kinh khủng hơn, một tên lính ngụy còn lấy một mảng sọ người in hằn những đường dây thần kinh trên não bộ gọt một thẻ bùa hộ mệnh đeo trước ngực. Chết chóc luôn lảng vảng ngay quanh sự sống của mỗi người lính ngụy và đối với họ, nó cũng không còn lạ lẫm gì. Thực tế đó phải chăng chính là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ niềm tin, sự khủng hoảng về lối sống, sự suy thoái của quân đội Sài Gòn.

Mặc dù đứng trong hàng ngũ của ngụy quyền nhưng không phải tất cả đều tham gia tự nguyện. Trong nhật ký của mình, người đọc bất ngờ khi người sỹ quan ngụy tiết lộ việc đi theo chính quyền ngụy cũng chỉ là bắt buộc, nó giống như “lùa những con vịt vô chuồng”. Cũng tốt nghiệp sĩ quan, cũng lên mặt chỉ huy nhưng hoàn toàn không phải vì lý tưởng phục vụ quốc gia. Bộ mặt chính quyền ngụy thối nát, méo mó, tranh chấp và dẫm đạp lên nhau hiện diện qua mỗi dòng nhật ký. Điển hình là việc ông trung tá viết bưu thiếp trừ tiền lương của những người đi phép về trễ đến các sĩ quan trẻ tuổi, mỗi khi tụ tập với nhau lại đem cái “tôi” của mình khoe ầm lên đến độ va chạm côm cốp vì chẳng ai nhường nhịn ai cả. Nếu ở phía ta xuất hiện những kẻ phản bội như em trai Phác, anh trai Duật đi theo ngụy thì phía bên ngụy cũng có những kẻ đào ngũ hoặc tìm cách giảm lon đến một thời hạn nào đấy để được giải ngũ. Chứng kiến và trải qua cuộc sống đầy dối trá, bất công những năm tháng đứng trong hàng ngũ ngụy, người sỹ quan coi “cả nước bây giờ cũng trở thành một nhà chứa khổng lồ, đẻ ra những quái thú mang bệnh lậu từ máu” [36, 25]. So với hiện thực trần trụi của chiến tranh ở phía ta thì bộ mặt chiến

82

tranh ở phía địch được Nguyễn Trí Huân nhìn thẳng, nhìn sâu vào sự thật, mở ra những vùng hiện thực mới mà trước đây nó chưa từng được biết đến trong tiểu thuyết chiến tranh.

Mở rộng sang các sáng tác cùng thời như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) có thể khẳng định sự đồng vọng của các tác giả trong cái nhìn về mặt trái của hiện thực chiến tranh: những thất bại trên

chiến trường, hình ảnh kẻ đào ngũ, những cái chết trong chiến tranh… Giống như Năm 1975 họ đã sống như thế, Chim én bay cũng mở ra

bằng thời điểm khó khăn của cách mạng sau cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân. Hình ảnh sư đoàn Sao Vàng anh dũng từng xuất hiện trong tập truyện và ký Mặt cát tiếp tục trở lại trong tiểu thuyết này. Tuy nhiên, ngay đến sư đoàn Sao Vàng, một sư đoàn chủ lực của chiến trường khu 5, từng làm cho sư đoàn không vận số 1 Mỹ điêu đứng ở Chợ Cát, ở suối Đá Tượng cũng bị đẩy dần dần khỏi đồng bằng, khỏi vùng ranh và cuối cùng bị đẩy bật lên thượng nguồn sông Côn, phần đất giáp với biên giới Lào – Việt. Theo cách miêu tả của nhà văn, đó là “năm của những trận pháo bầy, của B.52 rải thảm, của hàng trăm chiếc trực thăng cùng cất cánh một lúc. Năm mà một chiếc tàu rọ có thể neo cứng trên đầu mọi người giữa đồng trống bắt vén áo quần lên để kiểm tra xem có dây lưng, có súng hay không…” [33, 18]. Chỉ với những nét phác họa sơ lược, Nguyễn Trí Huân đã cho người đọc hình dung được sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh trên mảnh đất Bình Định vốn đã khắc nghiệt. Giữa lúc đồn bốt mọc lên như nấm, hàng loạt đội Chim én đã ra đời. Những đứa trẻ chỉ mới ngoài mười tuổi như Quy, như Dũng, như Thêm đã nhanh chóng làm quen với súng đạn, cũng ăn ngủ tập trung, cũng nằm hầm bí mật như người lớn. Có lẽ không ở đâu như trên đất nước mình, chiến tranh đã buộc những đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên buộc phải trở thành người

83

lớn quá sớm. “Số phận bị đe dọa nghiêm trọng; sự bất ổn căng thẳng, oán thù mỗi ngày mỗi nặng nề buộc các em nhỏ bức bối và liều lĩnh đến quyết liệt trong hành động, dữ dằn đến khác thường trong ý chí, thuần thục đến kinh ngạc trong việc sử dụng súng đạn” [33, 200]. Mặc dù không tập trung miêu tả những cuộc đối đầu căng thẳng giữa ta và địch nhưng tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh vẫn hiện lên chân thực, sinh động hơn bao giờ hết. Hình ảnh những người lính trẻ con của đội Chim én không những có sức ám ảnh lớn đối với con người nhiều thế hệ mà còn là lời tố cáo mạnh mẽ tội ác của đế quốc Mỹ. Trong thảm họa xâm lược chung của cả dân tộc, các em nhỏ chính là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Vừa đau đớn khi bị cướp đi người thân yêu nhất, vừa xót xa khi cả một thế hệ đã không có tuổi thơ và bị cuốn vào guồng quay của chiến trận. Có thể nói với tiểu thuyết Chim én bay, Nguyễn Trí Huân đã cho thấy rõ hơn trẻ em không chỉ là nạn nhân mà còn là chủ nhân tham gia cuộc chiến tranh ấy.

Sự khốc liệt của chiến tranh còn hiện diện rõ qua những cái chết thảm khốc. Cái chết, tự thân nó đã phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh. “Nó gắn liền với bạo lực, thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người, “chà đạp, hành hạ, […] làm nhục, […] giết chết, […] chôn vùi, quét sạch, tuyệt diệt”, nó chà đạp lên nhân tính của con người và hủy diệt “những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương”, nó khơi dậy bạo lực và sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác” [71, 243]. Từ tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế cho đến Chim én bay, hình ảnh cái chết của các nhân vật chính xuất hiện nhiều và có sức ám ảnh lớn. Đối với người lính, cái chết trong chiến tranh hết sức ngẫu nhiên, không có triệu chứng, không có thời gian chuẩn bị “Lúc này, mọi cái chết đều trở nên vô lý, hết sức vô lý. Cùng lắm còn ngày mai, ngày mốt và dăm ba trận đánh không đáng kể nữa… [36, 337]. Nếu như trong chiến tranh, “điều không bình thường đã trở

84

nên bình thường” thì cái chết cũng vậy. Có những cái chết không rõ nguyên nhân, bất ngờ và đột ngột. Trong số những cái chết được nhắc đến, cái chết của Mạc đến từ từ như đang đi về với đất mẹ “Nước ộc vào miệng, vào mũi, vào tai mạc. Mạc giãy giụa, ngột ngạt. Những chiếc bong bóng nổi trên mặt sông. Con sông nước mặt, xanh thẫm. Sóng vẫn ào ạt đổ qua trụ cầu gãy, cuốn theo những chiếc ván thuyền còn nổi trên sông, ra biển” [36, 331]. Cái chết của Dũng, của chị Hảo, của ba Quy trong Chim én bay thê thảm và đau đớn hơn “Cách chỗ chị vài sải tay Dũng nằm, ngực vỡ nát. Đôi ống chân gầy gò của Dũng mở rộng, đầu ngật về một bên” [33, 93].

Riêng với Quy, không chỉ phải chứng kiến cái chết thảm khốc của người thân với ám ảnh mãi mãi về cái giây phút ánh nắng chợt lóe sáng trên chiếc khuyên ở ngón tay áp út trên bàn tay của người anh trai và những đám bụi bám trên đôi mắt còn mở trừng trừng của chị Hảo mà chị còn phải đối mặt với cái chết chậm chạp đến gần trên giường bệnh. Đó là cái chết tàn nhẫn, nó kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của người lính anh hùng trong những đớn đau về bệnh tật và day dứt khôn nguôi về quá khứ. Dấu ấn chiến tranh có lẽ sẽ đọng lại mãi trong tâm trí người đọc bởi chưa bao giờ, nhân vật của tiểu thuyết chiến tranh lại phải đối mặt với cái chết nhiều đến thế. Từ nhân vật chính đến nhân vật phụ, từ kẻ tiểu nhân, phản bội đến người anh hùng, cái chết đều không buông tha một ai. Chứng kiến mỗi cái chết hiện diện thường xuyên qua mỗi trang tiểu thuyết, người đọc đã mong manh cảm nhận được “nỗi đau vẫn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)