Con người bi kịch trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 58)

B. NỘI DUNG

2.1.2 Con người bi kịch trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân

Đối với cả dân tộc Việt Nam, 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ là 30 năm bi kịch, riêng đối với người lính, đó là một tấn bi kịch. Nằm trong xu hướng vận động chung của tiểu thuyết hậu chiến, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã đi sâu vào vương quốc của tình người, tình đời, lấy số phận cá nhân làm khởi điểm, làm mục tiêu hướng tới và đồng thời cũng là trung tâm của lăng kính nghệ thuật. Qua các tiểu thuyết của mình, người lính hiện lên

58

với những biến cố tâm lí, với lịch sử tâm hồn con người phức tạp, và đặc biệt vệt tư tưởng của tác phẩm đã hướng tới khía cạnh bi kịch cá nhân bên trong con người. Cảm hứng bi kịch chính là cội nguồn cho sự xuất hiện của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết hậu chiến nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân nói riêng. Dễ nhận thấy có hai kiểu nhân vật bi kịch xuất hiện qua các tiểu thuyết, bao gồm: bi kịch chiến tranh của kẻ tham chiến và bi kịch hậu chiến của kẻ mang chiến thắng.

Trong một nỗ lực chung nhằm vươn tới mục đích khắc họa con người thời đại với những phẩm chất riêng biệt, đa diện, phức tạp và khó lặp lại, các nhân vật của tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế, Chim én bay cùng với hệ thống nhân vật của Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)… đã tập hợp thành một đội ngũ đông đảo tạo ra cả một “thế giới nhân vật của chiến tranh, dĩ nhiên, mang diện mạo đặc biệt của chiến tranh” [71, 221]. Xuất phát từ nhận thức khách quan của thế hệ hậu chiến, coi chiến tranh không chỉ có chiến thắng, có hào quang mà nó còn tác động sâu sắc đến đời sống con người, Nguyễn Trí Huân đã đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ chặt chẽ với hiện thực trong và sau chiến tranh để thấy được sự ảnh hưởng của nó tới mỗi số phận cá nhân. Cũng giống như Chu Lai từng đúc kết trong phần cuối của Ăn mày dĩ vãng, “Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả”, cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trí Huân đã hướng đến những bi kịch của cuộc sống, thân phận những con người mang nặng buồn đau.

Ngay ở thời điểm cuộc chiến tranh ác liệt đang diễn ra, những người tham chiến cũng mang nặng bi kịch. Với người lính, dù chiến đấu cho phía ta hay phía địch, họ luôn tham gia chiến trận với tinh thần sẵn sàng vượt lên

59

mưa bom bão đạn, với lý tưởng cách mạng cao cả và sức sống bất diệt. Tuy nhiên, ngay cả với một sĩ quan ngụy trong Năm 1975 họ đã sống như thế, chính chiến tranh đã cướp đi thời thanh xuân đầy ý nghĩa của hắn. Hắn thường xuyên rơi vào trạng thái đau đớn vì nhận ra “mình không sống được tuổi trẻ” “sống qua tuổi trẻ như ăn phải một thứ trái cây đắng”. Trang nhật ký trước khi bị giết đã ghi lại suy nghĩ chân thực nhất của hắn khi còn là lính ngụy. Những tưởng ở phía bên kia chiến tuyến, tâm trạng của người tham chiến chủ động sẽ khiến họ lạc quan hơn. Nhưng không, với người lính tác chiến ở mặt trận ấy, họ chẳng chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp nào, với họ, bệnh viện, về phép và giải ngũ là ba cõi thiên đường họ mong mỏi được dừng chân. Ngay khi đặt chân vào quân ngũ, người lính ngụy đã cảm thấy những ngày tháng đau khổ trước mắt chính thức bắt đầu. Sự kéo dài chiến tranh chỉ khiến hắn thêm mệt mỏi, ngã quỵ. Suy nghĩ của sỹ quan ngụy đã vẽ ra cuộc sống đầy chết chóc, giả trá, thiếu thốn đủ đường và cô đơn đến mức nảy sinh ý định tự sát của hắn. Lúc phiền muộn, chán chường, hắn trốn khỏi căn cứ tìm sự khỏa lấp trong rượu mạnh và nhà chứa. Khi rơi vào tột cùng hoang mang, đau khổ, trong con người hắn lại xuất hiện ý nghĩ chạy sang phòng tuyến phía bên kia nhưng cái ý nghĩ ghê rợn đó cũng chỉ thoảng qua như cơn gió lạ. Theo ngụy là một sự phi lý mà người sỹ quan này buộc phải chấp nhận và làm nô lệ suốt cuộc đời. Bi kịch trong tâm hồn người lính ngụy là bi kịch của cả thế hệ theo địch “bị chiến tranh hủy hoại, đang thối rữa trong cái guồng máy khổng lồ không sao cứu vãn được” [36, 27]. Khép lại tấn bi kịch ấy là cái chết trước ngày những trận đánh dồn dập xảy ra quanh khu vực Du Tự bởi một viên đạn xuyên qua lưng và trổ ra đằng ngực. Những dòng nhất ký của sỹ quan ngụy đặt đầu tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế tuy ngắn ngủi nhưng đã sơ lược được số phận một kiếp người. Tuổi trẻ, thời thanh xuân người lính ngụy bị vùi lấp trong thiếu thốn, cô đơn và kết liễu bằng cái chết đau đớn. Cuộc đời

60

sĩ quan ngụy bằng nhật ký ấy đã cho thấy cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Trí Huân về thân phận con người trong chiến tranh, từ phía bên kia của chiến tuyến.

Còn ở phía bên này, những người lính chiến đấu vì lý tưởng cao cả, vì khát khao hòa bình mạnh mẽ nhưng nhiều lúc họ cũng phải chịu chung số phận đầy bi kịch. Đó là tấn bi kịch của người lính với chằng chịt thương tích về thể xác và tinh thần. Trên khắp các mặt trận trong tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế, nhà văn phác họa không ít những số phận vô cùng trái ngang khi họ cùng có người thân đi theo giặc như Phán, Duật… Không chỉ đau xót vì chính người thân yêu của mình đứng trong hàng ngũ địch mà hơn thế nữa, những người lính còn phải giáp mặt với người thân ngay trên các chiến tuyến. Giữa cuộc chiến tranh tương tàn ấy, tình cảm gia đình đã bị biến thành mối thù địch, bị đem ra thử thách bằng súng đạn. Bề ngoài, Phán, Duật dửng dưng khi đồng đội nhắc đến anh, em mình bao nhiêu thì trong lòng họ đau xót, bất mãn giày xéo bấy nhiêu. Trường hợp của Phán, của Duật chỉ là một trong nhiều cảnh ngộ tương tự của chiến tranh được Nguyễn Trí Huân nhắc đến trong tiểu thuyết. Nếu như chiến tranh tạo ra cuộc hội ngộ đầy bất ngờ giữa cha và con Khâm thì chính chiến tranh lại đẩy anh em Duật, Phán vào cuộc đối đầu sinh tử ngoài ý muốn và buộc phải dùng đến tiểu liên, lựu đạn tiêu diệt nhau. Để cho người lính đối mặt với cuộc thử thách tinh thần căng thẳng ấy, nhà văn đã đặt ra vấn đề số phận con người trong chiến tranh với đầy đủ vẻ ngang trái, bi kịch.

Không đau đớn vì phải đối mặt với chính người thân của mình trong chiến trận nhưng số phận hàng loạt con người trong chiến tranh như Quy, Thêm, Dũng (Chim én bay), Thư, Thức, Mạc, Phúc (Năm 1975 họ đã sống như thế)… cũng bi đát không kém. Nếu qua mỗi trận đánh, cơ thể Mạc lại thêm một vết thương mới thì cảnh ngộ Quy, Thư, Dũng có nhiều nét na ná

61

nhau khi họ cùng phải chứng kiến cái chết thảm khốc của người thân ngay từ khi còn rất nhỏ. Còn với Thức, không ai hiểu gì về cuộc đời anh, bởi mới năm tuổi, Thức đã bị ném ra đường lang thang kiếm ăn ở các bến tàu, bãi rác và các nhà ga, xe lửa. Anh là người duy nhất không còn quê quán, không gia đình. Xót xa hơn là trường hợp của Phúc và Thoại. Năm 1972, Thoại bị bọn lính pháo bắt trong một trận tập kích. Đánh chán, chúng cột chị vào nòng pháo kéo đi càn. Đến lúc vào bệnh viện, chị gãy chân phải nhưng bọn bác sĩ quân y lại cắt cụt chân trái. Tàn dư của thương tích đó lại đến giữa giờ khắc đám cưới vội vàng trong bom đạn khiến Thoại lên cơn co giật… Đằng sau hình ảnh người lính sẵn sàng xông pha nơi trận mặt, đối đầu với cái chết là vô vàn những cuộc đời bi thảm. Mỗi người lính có một số phận, cảnh ngộ riêng xong không ai không phải trải qua hoặc đối mặt với những tấn bi kịch lớn trong cuộc đời.

Mỗi con người chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh chiến tranh. Một trong những tác động dễ nhận thấy của chiến tranh là nó quyết định sự sống – cái chết của người lính. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lợi nhưng đổi lại, nó đã cướp đi sinh mệnh không biết bao nhiêu con người. Không né tránh cái chết nơi chiến trận cũng là một cách phác họa tấn bi kịch của con người trong chiến tranh. Cái chết bi thương của Mạc, của Nhã (Năm 1975 họ đã sống như thế), của Dũng, Thêm (Chim én bay) cùng vô số những con người vô danh khác được nhắc đến nhiều lần trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Những cái chết của người lính đã để gieo vào lòng người đọc ấn tượng về tính bi thảm của chiến tranh. Ngay khi cuộc chiến tranh thần thánh đang diễn ra, sự ác nghiệt của nó đã kết thúc bao số phận con người khi tuổi đời còn rất non trẻ. Ở khía cạnh này, “tính chất nạn nhân, phần bi đát trong số phận nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý, khai thác và tô đậm làm nên ẩm hưởng chính của tác phẩm là âm hưởng bi kịch” [26, 52].

62

Chiến tranh qua đi, nhiều người lính may mắn sống sót trở về trong chiến thắng. Tưởng như cuộc sống thời bình sẽ mở ra tương lai tươi sáng, hạnh phúc cho suốt bao nhiêu năm tăm tối trong bom đạn của họ. Nhưng bi thương thay họ lại phải đương đầu với những thử thách mới, và đặc biệt là phải sống suốt quãng đời còn lại trong những tàn tích của chiến tranh. Một kiểu nhân vật mới xuất hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, đó là con người mang bi kịch hậu chiến của kẻ chiến thắng. Bóng dáng con người bi kịch của thời đại hậu chiến ẩn hiện và đọng lại rõ nét trong cuộc đời những người lính của đội Chim én năm xưa trong Chim én bay. Cũng giống như Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), Quy đã vượt qua cái chết trong đầy rẫy bom đạn nhưng không một chút thanh thản trong cuộc sống hòa bình. Cùng trở về sau chiến tranh nhưng họ luôn cảm thấy mình bị “bắn ra khởi lề đường” [49, 6], “bị mắt kẹt lại trên cõi đời này” [64, 87]. Tâm trạng của thế hệ người lính này đã được nhân vật Lực trong truyện ngắn Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu khái quát rất rõ “Chiến tranh, kháng chiến (…) như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ, nhưng đau hơn là hai nửa cuộc đời tôi cũng không bị cắt lìa hẳn (…). Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy những số phận đã an bài”. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật bi kịch trong hành trình lí giải, nhận thức lại cuộc chiến tranh đã qua là kết quả của việc chuyển biến từ chủ nghĩa hiện thực đậm đà chất lãng mạn cách mạng và sử thi chuyển sang chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo trong các sáng tác hậu chiến của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Bảo Ninh và tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân cũng không phải là ngoại lệ.

Người lính trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân nói riêng, tiểu thuyết hậu chiến nói chung vừa phải đối mặt với cuộc sống thường ngày, vừa sống với quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại. Một mặt, họ ý thức rõ về sự tồn tại của

63

bản thân khi đã đi qua một thời khói lửa với tư cách của người chiến thắng; mặt khác, cái giá phải trả cho chiến thắng ấy nhiều lúc lại dẫn dụ họ ngoái nhìn về quá khứ. Quy là một con người như thế. Không giây phút nào của hiện tại mà chị không nguôi day dứt về quá khứ đã qua, nơi những thành tích đánh giặc của người nữ chiến sĩ anh hùng được cả xã hội tôn vinh, trọng nể nhưng với riêng chị, mỗi chiến thắng luôn là một ám ảnh lớn. Trong Chim én bay, nhà văn không tiếp tục xây dựng hình tượng lớn về người lính anh hùng đại diện cho cộng đồng, cho thời đại như trong các tiểu thuyết trước năm 1975 mà đi sâu khám phá những góc khuất lấp thầm kín, riêng tư trong tâm hồn người lính. Có thể gọi tấn bi kịch của thế hệ người lính như Quy, Hai Hùng, Kiên là bi kịch của những con người mà chiến tranh đã trở thành “một định mệnh, một cơn bão kinh khiếp hắt tung họ khỏi mái ấm gia đình, những vui buồn thế tục vung vãi họ và những nơi hiểm nghèo, nghiệt ngã nhất, để rồi khi cơn bão ấy tan, họ đau đớn lần hồi về chốn cũ nhưng phần lớn người thân quen không nhận ra họ hoặc chính họ không thấy còn ai là người thân quen của mình” [26, 53].

Bi kịch lớn trong cuộc đời Quy bắt đầu từ cái chết bất đắc kì tử của cha, anh và chị Quy, tiếp nối khi Quy bị hai tên dân vệ tại hội đồng xã thay nhau hãm hiếp trong lúc cô còn đang ở tuổi vị thành niên. Và nó vắt từ quá khứ sang hiện tại, từ lúc chiến tranh cho đến thời bình. Tuổi thơ Quy đánh dấu những tháng ngày đen tối khi liên tiếp phải chứng kiến sự ra đi của tất cả người thân trong gia đình. Những cái chết thảm khốc đó gieo vào lòng chị sức ám ảnh ghê gớm, để đến sau này, mỗi lần nhớ lại, chị như phải sống thêm một lần nữa “cái giây phút ánh nắng chợt lóe sáng trên chiếc khuyên ở ngón tay áp út trên bàn tay của người anh trai và những đám bụi trên đôi mắt mở trừng trừng của chị Hảo” [33, 19]. Đau đớn hơn, bốn năm lê lết hết nhà lao này đến nhà lao khác đã biến Quy thành một cô gái không còn khả năng làm một

64

người phụ nữ bình thường cũng như khả năng làm mẹ. Đòn tra tấn thâm độc của hai tên dân vệ đã ngấm sâu vào cơ thể chị và nó lớn dần cùng bao hận thù muốn được trút bỏ trong suốt quãng đời tham gia đội Chim én sau này. Cuộc tra tấn ấy không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác mà nó mãi mãi gieo vào lòng chị những ám ảnh ghê gớm. Khi sống những phút giây cuối cùng trên giường bênh, trước mắt chị lại hiện lên hai thằng dân vệ trần truồng ở phòng giam của hội đồng xã. Mấy ai thấu hiểu được cuộc đời người phụ nữ anh hùng, một đại biểu Quốc hội được trọng vọng ấy lại phải gánh chịu những đớn đau về thể xác và tâm hồn đến vậy. Ám ảnh về những vết thương trên thân thể khiến chị nhất định không chịu đi bệnh viện, vì chị biết, một khi đã bước vào phòng khám chị sẽ buộc phải nằm điều trị, vì trong cái cơ thể xộc xệch của chị không hiếm gì bệnh tật. Nếu như lòng hận thù nuôi những vết thương trong chiến tranh mau lành thì sau chiến tranh, không gì có thể hàn gắn được nỗi bất hạnh lớn đó. Quy cũng giống như Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng trở về đời thường với một ngoại hình biến dạng, như Kiên của Nỗi buồn chiến tranh khi mà toàn bộ con người, cả nhân tính và nhân dạng đều bị bạo lực tàn bạo của chiến tranh hủy hoại. Miêu tả một người lính anh hùng nhưng trong Chim én bay, nhân vật Quy đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả trước hết và sâu đậm nhất với tư cách là một nạn nhân của chiến tranh.

Tuy nhiên, những đau đớn về thể xác chưa là gì nếu đem so sánh với những bi kịch về mặt tinh thần. Một mặt, Quy phải sống suốt quãng đời còn lại trong cảnh cô đơn, không người thân thích, không nơi nương tựa, không tình yêu, trong khát khao chính đáng của người phụ nữ muốn được làm vợ,

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)