Kết cấu tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 100)

B. NỘI DUNG

3.2 Kết cấu tiểu thuyết

Bàn về vai trò của kết cấu, ngay trong tác phẩm lý luận được coi là sớm nhất của Việt Nam, tác giả Phạm Quỳnh đã chỉ rõ tiểu thuyết đã là một truyện bịa đặt ra thì phần cốt yếu trong phép làm tiểu thuyết là kếu cấu và tài nhà làm tiểu thuyết phần nhiều ở tài kết cấu. Điều đó đủ thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của kết cấu đối với tiểu thuyết. Nói đến kết cấu là nói đến toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, nó không chỉ dừng lại ở mặt hình thức, sự tương quan giữa các chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nó là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Nói cách khác, đó là “sự sắp xếp phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật”, “gắn kết… và phối thuộc chúng với tư tưởng” nhằm “phản ánh những liên hệ bề sâu của

100

thực tại” [6, 167]. Đối với tác phẩm văn xuôi, xét một cách cụ thể, kết cấu bao gồm “việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng”, các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn trữ tình ngoại đề (kết cấu các yếu tố cốt truyện)” [6, 167].

Ưu thế về dung lượng tạo điều kiện cho tiểu thuyết phản ánh bức tranh hiện thực đời sống đa dạng theo nhiều dạng thức khác nhau. Tuỳ thuộc vào vấn đề được phản ánh, mỗi tiểu thuyết có một cách sắp xếp, tổ chức tác phẩm riêng. Đối với tiểu thuyết chiến tranh đầy ắp các sự kiện, biến cố, kiểu kết cấu truyền thống dựa theo trật tự thời gian tuyến tính phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, khi đi sâu khám phá thế giới nội tâm phức tạp và đầy bí ẩn của con người, tiểu thuyết hậu chiến đã có những cách cấu trúc tác phẩm riêng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)