III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của trưng bày hàng hoá ở siêu thị tại Việt Nam
1. Giải pháp vĩ mô
Siêu thị ngày càng có vai trò ảnh hưởng lớn trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, xong các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là các vấn đề khiến NTD chưa thực sự an tâm. Nhà nước cần phải tham gia để giúp cho NTD an tâm hơn, tin tưởng hơn vào chất lượng của các sản phẩm tại siêu thị. Do đó, Nhà nước cần:
1.1. Hoàn thiện hơn Pháp luật về Vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những khung khổ pháp lý ảnh hưởng lớn đến kinh doanh siêu thị đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu nhà nước quản lý một cách chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại hình kinh doanh bán lẻ sẽ tạo điều kiện để các loại hình bán lẻ đáp ứng đủ các điều kiện phát triển để có thể phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Pháp lệnh số 12/2003/PL- UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 về Vệ
sinh an toàn thực phẩm tuy nhiên hiệu quả thực thi còn rất thấp. Như vậy, để
tạo được niềm tin cho NTD trong nước, thu hút NTD đến với siêu thị ngày càng nhiều, trở thành một thói quen tiêu dùng mới thì siêu thị cần được xem là mũi tên tiên phong trong việc cải thiện và nâng cao hiệu lực pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chịu sự giám sát và thực thi nghiêm chỉnh pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chính là cơ sở đảm bảo vững chắc cho sự phát triển lâu dài của siêu thị. Đối với NTD đó là sự tăng cường lòng tin, củng cố hành vi mua sắm để trở thành bạn hàng thân thiết với siêu thị. Họ sẽ tin tưởng chắc chắn rằng tại siêu thị hàng hoá bày bán luôn là hàng thực sự tươi
ngon và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải là những hàng quá hạn, hàng không rõ xuất xứ, hàng kém chất lượng...
1.2. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyđịnh của pháp luật đối với kinh doanh siêu thị định của pháp luật đối với kinh doanh siêu thị
Hiện nay, tuy đã có Quy chế về siêu thị để quản lý các siêu thị nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của Quy chế còn nhiều bất cập. Chính vì thế mà vẫn còn xảy ra các tình trạng đáng báo động về chất lượng hàng hoá trưng bày tại siêu thị, vẫn tồn tại tình trạng hàng hoá không ghi rõ xuất xứ, hoặc nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hoá tại siêu thị, hàng hoá quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng vẫn được bày tại các gian hàng của siêu thị... những tình trạng đó làm cho người tiêu dùng mất lòng tin đối với các siêu thị. Vậy, trong thời gian tới để củng cố niềm tin của NTD các Sở thương mại các địa phương quản lý siêu thị cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra giám sát nghiêm ngặt hơn, chặt chẽ hơn các lĩnh vực về vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hoá, chất lượng hàng hoá, thời hạn sử dụng... Cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá thống nhất trên cả nước để phục vụ công tác quản lý được hiểu quả. Kiểm tra tính minh bạch, rõ ràng trong việc niêm yết giá, những thay đổi về giá cả. Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn của siêu thị. Việc kiểm tra cần diễn ra thường xuyên và bất ngờ để đảm bảo rằng siêu thị lúc nào cũng bày bán các loại mặt hàng tốt, đảm bảo chất lượng, đúng quy định của pháp luật, tạo tâm lý an tâm khi mua sắm tại siêu thị của NTD.