Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 32)

Siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là siêu thị Minimart vào tháng 10 năm 1993 của Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu (Vũng Tàu - Sinhanco) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Minimart có quy mô nhỏ, số lượng mặt hàng bày bán ít và chủ yếu là phục vụ cho đối tượng khách nước ngoài. Tiếp theo đó, một số siêu thị lớn hơn đã xuất hiện ở khu vực trung tâm và dần lan ra các vùng ven đô của thành phố Hồ Chí Minh. Hai siêu thị lần đầu được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 7- 9 Đinh Tiên Hoàng (1/1995) của công ty Bách hoá Hà Nội và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng II Chợ Hôm (3/1995) của công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu.

Đến cuối năm 1995, Việt Nam có 10(3) siêu thị lớn nhỏ nằm ở 6 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ năm 1996 đến nay, trải qua hai thời kỳ thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000 và 2001- 2005, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tương, tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định. Thu nhập và mức sống của người

dân ngày càng được nâng cao, môi trường xã hội đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hệ thống siêu thị ở Việt Nam hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số thành phố khác.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), năm 2003 tại Việt Nam có khoảng 50 siêu thị và riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 37 siêu thị kinh doanh từ 5000 mặt hàng trở lên. Năm 2004, cả nước có khoảng 140 siêu thị. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2005, số lượng siêu thị trong cả nước lên tới con số 265 siêu thị, nhiều gấp 26,5 lần so với 10 năm trước. Hơn nữa, năm 1995, siêu thị chỉ có ở 6 tỉnh thành thì đến năm 2005 con số đó đã lên tới 32 tỉnh thành dọc theo chiều dài đất nước từ Lạng Sơn cho tới Cà Mau.

Cũng theo thống kê của Bộ Công thương, đến cuối năm 2006, cả nước có gần 400 siêu thị và trung tâm thương mại đã hoạt động. Trong số này phải kể đến sự có mặt của các tập đoàn phân phối lớn như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)...

Tuy mới chỉ hơn 10 năm hình thành và phát triển nhưng có thể tóm lược lịch sử ra đời và phát triển của siêu thị thành những giai đoạn nhỏ sau:

+ Thời kỳ 1993-1994: Những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ

Chí Minh: Siêu thị chính thức xuất hiện vào những năm 1993-1994 khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chính Minh. Đi tiên phong là Minimart, "siêu thị" thuộc công ty Vũng tàu Sinhanco khai trương tháng 10/1993, nằm ngay trong Intershop nhưng quy mô nhỏ. Sau siêu thị cuat Sinhanco, một loạt các siêu thị khác tiếp tục xuất hiện ở khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 và Quận 5, về sau phát triển thêm các vùng ven Gò Vấp, Tân Bình...

+ Thời kỳ 1995-1997: Mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước: Trong thời kỳ này bắt đầu có sự góp mặt của các siêu thị ở Hà Nội như siêu

thị thuôc trung tâm thương mại Đinh Tiên Hoàng và Minimart Hà Nội trên tầng II chợ Hôm. Vào thời điểm cuối năm 1995 đầu 1996, ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện những siêu thị quy mô lớn hơn về diện tích và chủng loại hàng hoá như Coopmart, Maximart...được tổ chức theo hình thức liên hợp bao gồm các khu vực bán hàng hoá, ăn uống, giải trí... Hàng hoá cũng bắt đầu đa dạng hơn, một số siêu thị đã có 5000 - 6000 mặt hàng, diện tích kinh doanh lớn tới 3000 - 4000 m2 như Maximart, Vinamart... Trong khi đó, các siêu thị ở Hà Nội cũng đua nhau ra mắt nhưng quy mô nhỏ hơn, các mặt hàng đơn điệu, số lượng ít hơn.

+ Thời kỳ 1998- 2001: Cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn: Do

sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều "sản phẩm" gọi là siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và mấp mé bên bờ vực phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà quản lý tỉnh táo hơn, biết hướng "siêu thị" của mình đi đúng quỹ đạo và kinh doanh siêu thị theo đúng bài bản như Sài Gòn Superbowl, liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, siêu thị Miền Đông (tổng diện tích 10.000 m2, có đầy đủ các khu kinh doanh hàng hoá, nhà hàng, giải trí, bãi để xe), đại siêu thị Cora (tổng diện tích 20.000 m2, vốn đầu tư 20 triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hoà có 20.000 mặt hàng trưng bày theo tiêu chuẩn hệ thống siêu thị trên thế giới của tập đoàn Bourbon (Pháp)...) ở Hà Nội hoạt động kinh doanh siêu thị cũng bắt đầu có những nét mới: nhiều siêu thị mới ra đời và được đặt trong tổng thể các mô hình trung tâm thương mại lớn: Hà Nội Tower, Starbowl, Fivimart. Tràng tiền Plaza...

+ Thời kỳ 2002 đến nay: Cạnh tranh khốc liệt hơn, sự ra đời và mở

rộng của hàng loạt siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài. Trong nước cũng đã hình thành một số chuỗi siêu thị có tên tuổi và uy tín như Co.opmart (20 siêu thị) hay Fivimart (9 siêu thị). Metro đã khai trương siêu thị thứ 8 trong hệ

thống siêu thị Metro tại Việt Nam . Siêu thị Việt Nam đứng trước thách thức lớn phải thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mà đặc biệt theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ nói chung và thị trường phân phối nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w