Đặc điểm của siêu thị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 35)

Siêu thị ra đời và phát triển ở Việt Nam gần 20 năm (siêu thị đầu tiên ra đời năm 1993) trong khi siêu thị trên thế giới ra đời, tồn tại và phát triển từ những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy thời gian tồn tại và phát triển chưa lâu nhưng siêu thị Việt Nam đã mang đầy đủ đặc điểm của siêu thị nói chung đó là:

+ Kinh doanh phân phối hàng hoá theo phương thức bán lẻ + Áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ

+ Cung cấp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, siêu thị Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng thể hiện sự thay đổi của các mô hình siêu thị trên thế giới để phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế tại Việt Nam.

Thời gian qua sự phát triển của các siêu thị đều mang tính phong trào, chưa được quy hoạch tổng thể. Văn bản đầu tiên mang tính chất chỉ đạo cho hoạt động của siêu thị là Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành "Quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại" số 1371/2004/QDD- BTM ra ngày 24 tháng 9 năm 2004. Quy chế này từng bước tiêu chuẩn hoá phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển, quản lý xây dựng hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Chỉ bắt đầu từ năm 2005, các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương mới bắt đầu có các văn bản có tính chất định hướng về quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu

thị. Tuy nhiên phần lớn siêu thị đang hoạt động không đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của Quy chế siêu thị cà trung tâm thương mại.

Trong mấy năm gần đây các siêu thị Việt Nam xuất hiện ồ ạt trong điều kiện thiếu kiến thức nghiệp vụ kinh doanh siêu thị, môi trường hạ tầng kinh tế còn nhiều bất cập nên đã không ít siêu thị chỉ tồn tại trong thời gian ngắn thậm chí bị phá sản. Ở Hà Nội, siêu thị 63 Hàm Long phá sản, mất khả năng thanh toán, các siêu thị Thành Hưng, Dream, Thủ Đô thì tuyên bố giải thể. Tuy nhiên cũng có không ít những siêu thị đã thu được thành cồng nhờ biết học hỏi kinh nghiệm, biết thích nghi với những đặc điểm tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam như Fivimart, hệ thống siêu thị Marko, Intimex...tại Hà Nội, hệ thống siêu thị Co.op mart, Maximart tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam bộ.

Mô hình phổ biến của siêu thị: Nhìn chung, đa phần các siêu thị ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ và trung bình, mới chỉ dừng lại ở mức độc các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ.

Hàng hoá trong siêu thị: Với mục tiêu để NTD có thể "mua được mọi hàng hoá cần thiết trong một mái nhà", các siêu thị ở Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đưa được số lượng cao nhất các chủng loại hàng hoá vào bày bán ở siêu thị.

+ Về cơ cấu hàng hoá: tỉ lệ hàng hàng hóa trong một số chuỗi siêu thị

Bảng 2: Tỉ lệ hàng Việt Nam trong một số siêu thị ở Hà Nội.

Đơn vị: % Nhóm ngành hàng Siêu thị Co.op Mart Siêu thị Citimart Siêu thị Maximart Siêu thị Big C Chung các ngành hàng 85 70 75 95 thực phẩm 90 70 90 90

quần áo, giầy dép 90 80 70 90

Bánh kẹo 75 50 75 90

Hóa mỹ phẩm 85 80 90 95

Nước giải khát 90 90 90 95

Nguồn: Báo Sài Gòn tiếp thị số 7- tháng 5/2004

Có thể thấy đa số các siêu thị có danh mục hàng hoá tương đối phong phú song xét về chủng loại thì vẫn còn nghèo nàn.

Thời gian gần đây, tại các siêu thị đã bắt đầu thu hút được một lượng khách hàng lớn mức thu nhập trung bình. Do vậy, các siêu thị đang thực hiện chiến lược “nội địa hóa”, phát triển thêm nhiều mặt hàng nội địa và đang có xu hướng liên kết với những người sản xuất ở Việt Nam. Tại hệ thống siêu thị Fivimart, người tiêu dùng có thể lựa chọn trong số trên 20.000 mặt hàng với trên 70% là hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc sản phẩm của các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam để tìm cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền

+ Về chất lượng sản phẩm: đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong các siêu thị. Theo như điều tra của TS. Nguyễn Thị Nhiễu nhìn chung người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng sản phẩm trong siêu thị và họ đến với siêu thị lí do chính là chất lượng đảm bảo (70% khách hàng trả lời họ đến siêu thị vì tin tưởng vào hàng hoá của siêu thị)(4) . Hầu hết hàng hóa trong siêu thị đều có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng giảm sút do công tác bảo quản, vận chuyển yếu kém. Ngoài ra, tại nhiều siêu thị, tỷ lệ hàng hoá có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán khá nhiều, có nhiều mặt hàng không đề rõ nơi sản xuất gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng.

+ Về giá cả hàng hoá trong siêu thị: Giá cả hàng hóa luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt khi các siêu thị mở rộng thị

4() Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Nhiễu, trang 104, NXB Lao đông - xã hội, 2006

trường thu hút thêm một lượng lớn khách hàng có mức thu nhập thấp và trung bình. Theo khảo sát, giá của các siêu thị ở Hà Nội luôn cao hơn giá của các sản phẩm đó bán tại các cửa hàng bách hóa hoặc các chợ truyền thống. Mức độ chênh lệch giá cũng rất đa dạng. Nhìn chung, mức chênh lệch giá so với các cửa hàng khác là 10-15%(5), với các chợ truyền thống là khoảng 10-25%(5). Giữa các siêu thị cũng có sự chênh lệch giá. Giá trong các siêu thị nhà nước như Intimex, Co.op mart… giá bán phù hợp hơn so với các siêu thị tư nhân. Có một điểm rất đáng lưu ý là giá bán trong các đại siêu thị nước ngoài rất phong phú, có nhiều sản phẩm tiêu dùng giá bán thấp hơn hẳn so với các siêu thị khác, nhưng cũng có những sản phẩm giá cao hơn nhiều như đại siêu thị BigC có thể tìm thấy những sản phẩm như nước xả vải thấp hơn giá bán của cùng sản phẩm đó trong siêu thị Fivimart…riêng hệ thống Metro giá bán rẻ hơn các siêu thị khác từ 10- 20%(5). Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến được quảng cáo mạnh và phân phối rộng khắp như các loại sữa hộp, sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt … giá bán tại các siêu thị tương đối sát với bên ngoài. Các loại hàng hóa ít thông dụng như các sản phẩm nhập ngoại (rượu ngoại, bánh kẹo ngoại, mỹ phẩm, máy massage, quần áo nhập ngoại…) mức giá bán tại các siêu thị cao hơn nhiều so với các loại hình cửa hàng khác.

Lực lượng lao động tại siêu thị: Theo điều tra của TS. Nguyễn Thị Nhiễu(6) thì đa số các siêu thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ hoặc quy mô gia đình đều sử dụng số lượng nhân viên tối thiểu. Điểm chung nhất của các siêu thị quy mô gia đình là việc tổ chức các bộ phận phòng ban chỉ mang tính chất tương đối. Một người vừa là nhân viên cung ứng, vừa là nhân viên bán hàng... Việc thiếu chuyên môn hoá trong phân công lao động tại một siêu thị như trên

5() Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Nhiễu, trang 107, NXB Lao đông - xã hội, 2006

6() Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Nhiễu, trang 118, NXB Lao đông - xã hội, 2006

chứng tỏ năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm của nhân viên siêu thị chuyên nghiệp sẽ không được đảm bảo. Đối với siêu thị có quy mô lớn hơn, số lượng cán bộ quản lý và nhân viên trong siêu thị sẽ lớn hơn và cách tổ chức, bố trí, phân công lao động trong siêu thị cũng bài bản hơn. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là đội ngũ nhân viên ở các siêu thị Việt Nam phần đông chưa được đào tạo một cách có hệ thống và bài bản. Đa số các nhân viên đứng quầy chỉ có trình độ trung học phổ thông, kiến thức về hàng hoá và kiến thức xã hội trong giao tiếp còn hạn chế nên cách hướng dẫn, mời chào của họ nhiều lúc khiến cho người mua "ngại" nếu không mua hàng.

Tóm lại, có thể nhận định rằng, mạng lưới siêu thị của Việt Nam hiện nay mới đang ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển, tuy đã đạt được những thành công nhất định, nhưng để phát triển mạng lưới kinh doanh siêu thị văn minh hiện đại ở Việt Nam còn cần nỗ lực mạnh mẽ từ cả phía nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w