Thách thức

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 84)

II. Áp lực cạnh tranh với các siêu thị khi mở cửa

2. Thách thức

Mặc dù có rất nhiều cơ hội trong việc phát triển hệ thống siêu thị một ngành kinh doanh bán lẻ hiện đại xong cũng không ít thách thức đến với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.

Thách thức lớn nhất đối với các siêu thị Việt Nam là phải cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán lẻ quốc tế có sức mạnh về tài chính, thế mạnh về công nghệ quản lý, thương hiệu và kinh nghiệm.

Tiềm năng to lớn của thị trường với loại hình bán lẻ hiện đại dưới dạng siêu thị đã mở ra khả năng phát triển to lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nhưng đồng thời cũng kích thích mạnh các tập đoàn siêu thị thế giới quan tâm đầu tư, thâm nhập vào thị trường nước ta. Các tập đoàn này dễ dàng đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các siêu thị rộng vài hecta, thậm chí còn chịu lỗ để thu hút khách hàng. Sự xuất hiện của nhiều tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới sẽ làm giảm đi đáng kể lượng khách hàng của các siêu thị trong nước. Đặc biệt là các siêu thị loại III và không phân loại được có thể sẽ biến mất nhanh chóng cùng với sự xuất hiện của các siêu thị hiện đại, chuẩn mực hơn. Hiện nay ở Việt Nam đã có Metro, Espace Bourbon (Pháp), Parkson, sắp tới sẽ có Dairy Farm, Wal-Mart...tốc độ và số lượng các nhà đầu tư này càng tăng theo đà mở cửa của tiến trình hội nhập. Trong khi đó, chúng ta chưa có những công ty phân phối có quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Các cam kết mở cửa thị trường vào năm 2009 sẽ là

thách thức vô cùng to lớn thị trường bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị còn rất ít thời gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống siêu thị hiện đại đủ sức cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài trong quá trình hội nhập. Vì vậy, nếu không có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng, nỗ lực phấn đấu hình thành những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại mang tính chuyên nghiệp cao thì Việt Nam khó có thể cạnh tranh và phát triển thành công.

Cơ sở kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, vốn ít nên khả năng phát triển xây dựng các siêu thị quy mô lớn hay phát triển các chuỗi siêu thị gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại có đủ tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm để phát triển. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà phân phối lớn của nước ngoài trên chính thị trường Việt Nam

Metro Cash & Carry (Đức)- Nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới, là một trong hai tập đoàn phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam, hiện họ đang có 8 trung tâm phân phối ở thành phố HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng. Đây là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn đối với các siêu thị Việt Nam. Các tập đoàn siêu thị nước ngoài với sức mạnh của công ty mẹ rất lớn, đã đang và sẽ đầu tư rất lớn vào thị trường siêu thị Việt Nam do đó các doanh nghiệp kinh doanh sie thị của Việt Nam nếu không tự điều chỉnh và có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước sẽ không thể tận dụng được cơ hội mà có thể bị mất thị phần vào tay các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài để nâng cao dịch vụ, công nghệ, các cách thức trưng bày hàng hoá, quản lý hàng hoá trong siêu thị thì tất yếu họ sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Khi Việt Nam gia nhập thành thành viên WTO và cam kết mở cửa thị

trường thì các nhà bán lẻ nước ngoài khác như Tesco của Anh, tập đoàn Giant South Asia Investment PTe của Singapore, Wal-Mart, Carrefour cũng đang triển khai khảo sát và mong muốn đầu tư vào Việt Nam, như thế áp lực cạnh tranh đối với các siêu thị của Việt Nam càng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trưng bày hàng hóa của các siêu thị tại Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w