Đầu tư kinh phí cho duy trì và nâng cấp hệ quản trị thư viện tích

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB tại các thư viện trên địa bàn hà nội (Trang 77)

8. Kết quả nghiên cứu

3.2.3Đầu tư kinh phí cho duy trì và nâng cấp hệ quản trị thư viện tích

hợp iLib

Trong lĩnh vực thƣ viện, ứng dụng CNTT, hiện đại hóa thƣ viện, xây dựng thƣ viện điện tử đã và đang trở thành mục tiêu chiến lƣợc phát triển các thƣ viện Việt Nam hiện nay, để thực hiện đƣờng lối trên, một số văn bản pháp quy của nhà nƣớc có các chính sách nhƣ sau:

Điều 21, khoản 1 Pháp lệnh Thƣ viện, Nhà nƣớc đã khẳng định chính sách đầu tƣ đối với thƣ viện nhƣ sau: “Đầu tư để đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa thư viện…”.

Thông tƣ liên tịch số 04/2002/TTLT/BVHTT-BTC ngày 4/3/2002 của Bộ Văn hóa – Thông tin – Tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định tại thông tƣ số 97 TTLB/VHTTTTDL-TC ngày 15/6/1990 của liên Bộ VHTTTT&DL – Bộ TC Hƣớng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với thƣ viện công cộng, tại thông tƣ này, ngoài việc sửa đổi một số quy định không còn phù hợp của Thông tƣ số 97, đã bổ sung thêm nội dung “Chi ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong thư viện” vào mục chi hoạt động thƣờng xuyên trong phần kinh phí đƣợc cấp của thƣ viện. Có thể nói, các văn bản trên có ý nghĩa hết sức quan trọng xác định hƣớng phát triển của các thƣ viện là phát triển thƣ viện điện tử và thƣ viện số, đồng thời tạo căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng và phát triển các thƣ viện điện tử, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhƣ vậy, tuy nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp còn eo hẹp nhƣng cần luôn đƣợc đảm bảo đầu tƣ đầy đủ để các thƣ viện có điều kiện xây dựng

75

và duy trì thƣ viện điện tử. Ngoài ra, các thƣ viện năng động có thể tìm các nguồn đầu tƣ tài chính khác nhƣ: nguồn tài chính từ cộng đồng, nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế. Thực tế hiện nay có rất nhiều thƣ viện nhƣ: Đại học Ngoại Thƣơng, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam,...có đƣợc nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đã thay đổi diện mạo của các thƣ viện. Tuy nhiên, do chƣa có nhiều kinh nghiệm và chƣa có các chuyên gia giỏi tƣ vấn, nên việc xin kinh phí của các tổ chức nƣớc ngoài của các thƣ viện còn diễn ra đơn lẻ, chƣa có hệ thống và nhiều khi không xin đƣợc. Có những đơn vị xin đƣợc kinh phí dự án nhƣng khi hết kinh phí thì cũng không biết xoay sở ra sao. Đây là vấn đề cần đƣợc nhà nƣớc và các cấp lãnh đạo của thƣ viện quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

3.3. Hoàn thiện hệ quản trị thư viện tích hợp iLib

Sau một thời gian triển khai áp dụng hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib tại 6 cơ quan thông tin - thƣ viện, với sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ thƣ viện, cán bộ hỗ trợ của nhà cung cấp, hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib đã có thay đổi ở một số tính năng để khớp hơn với quy trình hoạt động của các thƣ viện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để thích ứng với các công nghệ mới, phần mềm cần có những thay đổi sau:

- Vấn đề quản lý tài chính trong phần mềm ở phân hệ bổ sung cần hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Các báo cáo đầu ra cần hƣớng dẫn cho các thƣ viện chủ động thực hiện đƣợc, không phải bị động và phụ thuộc vào nhà cung cấp phần mềm.

- Phía nhà cung cấp cần nhanh chóng khắc phục các sự cố và các lỗi phần mềm nếu xảy ra để không bị gián đoạn công việc của thƣ viện.

76

- Phần mềm cần nghiên cứu nâng cấp lên các phiên bản cho phù hợp với từng loại hình thƣ viện, gọn nhẹ hơn, thân thiện hơn. - Tích hợp với các cổng thông tin:

Một cổng thông tin trên Iternet là một công cụ khai thác tài nguyên đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Làm một website tổng hợp có giá trị Gia tăng hoạt động như là một nhân viên tra cứu thư viện tham khảo trên internet, hướng dẫn những người truy cập Internet đến được địa chỉ mà họ mong muốn.

Cổng thông tin, là một mô hình cung cấp thông tin đang đƣợc phát triển nhanh chóng trên thế giới trong mọi lĩnh vực nhƣ: hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống thông tin chuyên môn, hệ thống thông tin khoa học, hệ thống thông tin doanh nghiệp, hệ thống thông tin hành chính. Cổng thông tin là một công cụ, hay dịch vụ mà:

- Tập hợp và liên kết thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau mà trƣớc đây nằm rải rác, phân tán, khó khai thác.

- Phân loại và tập hợp thông tin theo chủ đề, nhằm làm cho thông tin trở nên có ý nghĩa và dễ khai thác hơn.

- Quản lý quá trình cộng tác đóng góp thông tin vào hệ thống. - Cung cấp đúng những thông tin cần thiết cho từng ngƣời sử

dụng, bằng cách cho phép mỗi ngƣời có thể cá biệt hóa thông tin theo nhu cầu của mình.

- Cung cấp điểm truy cập tích hợp duy nhất cho mọi ngƣời sử dụng của hệ thống tới mọi nguồn thông tin.

77

Hình 3.3: Mô hình cổng thông tin cho thư viện

3.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến mọi bình diện của đời sống xã hội và mọi ngành nghề trong đó có nghề thƣ viện thông tin. Cùng với sự đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện và sự gia tăng các nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số,…Trong môi trƣờng thƣ viện hiện đại, ngƣời cán bộ thƣ viện không chỉ có nhiệm vụ cho bạn đọc mƣợn sách, báo, tài liệu truyền thống, mà quan trọng hơn là giúp cho ngƣời dùng tin tiếp cận tới các nguồn thông tin và tài liệu

78

điện tử. Trƣớc thực tế đó, vai trò và các yêu cầu đặt ra đối với ngƣời cán bộ thƣ viện đã thay đổi. Từ chỗ ngƣời cán bộ thƣ viện chỉ đơn thuần là ngƣời lƣu giữ và cho mƣợn tài liệu, ngày nay ngƣời cán bộ thƣ viện đã trở thành những chuyên gia xử lý và phổ biến thông tin. Họ phải là ngƣời nắm bắt, làm chủ các nguồn thông tin, biết đánh giá chất lƣợng của các sản phẩm thông tin và cách truy cập nó. Các cán bộ thƣ viện đã và đang trở thành những cán bộ đa năng. Họ không những cần biết cách tổ chức, xử lý và bảo quản tốt nhất kho tài liệu, mà còn phải đảm nhiệm vai trò nhà đào tạo, phổ biến kỹ năng thông tin và công nghệ thông tin mới, đồng thời là chuyên gia quản lý (quản lý hệ thống thông tin, quản lý bao gói, quản lý tài liệu, quản trị nguồn lực thông tin). Để đảm nhiệm đƣợc vai trò của mình, bên cạnh các nghiệp vụ thƣ viện truyền thống, ngƣời cán bộ thƣ viện phải có những phẩm chất và năng lực mới sau:

Cán bộ quản trị mạng: Có khả năng quản trị mạng, quản trị hệ thống, theo dõi và điều hành hoạt động của hệ thống mạng máy tính và hệ thống thông tin trong thƣ viện. Quản lý vận hành các dịch vụ khai thác tự động của thƣ viện, hiểu biết nghiệp vụ thông tin – thƣ viện, biết ngoại ngữ. Các thƣ viện cần có có nhân lực chuyên trách về CNTT và tạo điều kiện cho họ đƣợc thƣờng xuyên tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ, cập nhật công nghệ mới, tham quan thực tế học tập và ứng dụng các công nghệ mới cho thƣ viện mình.

Cán bộ quản lý: cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành thƣ viện hiện đại, nắm bắt đƣợc xu thế phát triển của hoạt động thông tin thƣ viện trong giai đoạn hiện nay và tƣơng lai, nắm đƣợc khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động thƣ viện.

Cán bộ thư viện:

- Phải có kiến thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thƣ viện.

79

- Có khả năng truy cập và sử dụng các nguồn thông tin bao gồm các nguồn tài liệu và thông tin trực tuyến về các lĩnh vực mà ngƣời đọc và ngƣời dùng tin quan tâm.

- Có khả năng đánh giá về phần mềm và thiết bị.

- Có khả năng xây dựng CSDL và kiểm tra việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ, format, thực hiện biên mục tự động.

- Có khả năng sử dụng thành thạo máy tính để khai thác thông tin, đặc biệt là biết quản lý, bảo trì dữ liệu, tài liệu và cung cấp tài liệu điện tử qua mạng.

- Có khả năng phổ biến kiến thức và kỹ năng cho đồng nghiệp và ngƣời dùng tin.

- Cán bộ thƣ viện phải giỏi ngoại ngữ, vì hiện nay phần lớn các sản phẩm thông tin khai thác trên mạng đòi hỏi phải biết sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh.

Nhƣ vậy, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngƣời sử dụng thƣ viện, nâng cao hiệu quả phục vụ của thƣ viện công tác bồi dƣỡng, đào tạo lại, đào tạo tiếp tục đội ngũ cán bộ thƣ viện hiện nay phải đƣợc coi là giải pháp then chốt. Để triển khai công tác này, cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, phải phân loại đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng: Đối tƣợng đào tạo bồi dƣỡng chủ yếu hiện nay trong hệ thống thƣ viện gồm: cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ công nghệ. Trong mỗi đối tƣợng lại phân chia thành từng cấp (cấp tỉnh, huyện và cơ sở). Mỗi đối tƣợng, do có chức năng, nhiệm vụ và mức độ yêu cầu về chuyên môn quản lý và chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, nên về mặt tổ chức, không thể thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng chung cho toàn hệ thống, mà cần có sự chỉ đạo thống nhất và phân cấp để tránh chồng chéo lãnh phí.

80

Hai là, phải thiết kế chƣơng trình, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho từng đối tƣợng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của hoạt động thƣ viện nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng.

Với đối tƣợng là cán bộ quản lý thƣ viện: hiện cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, kiến thức về tổ chức, quản lý thƣ viện hiện đại trong xu thế tự động hóa, số hóa các hoạt động thƣ viện. Do vậy, nội dung chƣơng trình đào tạo cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Cung cấp cho cán bộ quản lý thƣ viện kiến thức tổng hợp gồm kiến thức mới trong quản lý, điều hành thƣ viện, tạo cho họ khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế tổ chức và quản lý thƣ viện truyền thống và thƣ viện hiện đại, khả năng thích ứng với xu thế phát triển của xã hội và của ngành; trang bị cho cán bộ lãnh đạo trình độ và thực tế chính trị để vận dụng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc vào hoạt động văn hóa nói chung và trong hoạt động thƣ viện nói riêng;

- Cung cấp kiến thức quản lý thông tin-thƣ viện trong nền kinh tế thị trƣờng, tạo khả năng tiếp cận và vận dụng sáng tạo tri thức mới để tổ chức hoạt động thƣ viện, biết sử dụng phƣơng tiện hiện đại trong hoạt động chuyên môn cũng nhƣ trong quản lý Với đối tƣợng là cán bộ chuyên môn: cần giúp họ nâng cao năng lực khai thác, tổng hợp và kiến tạo sản phẩm thông tin, tổ chức dịch vụ thƣ viện. Trang bị kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên Internet, ... Phải coi đây là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thƣ viện. Để có đƣợc những kỹ năng này, trƣớc mắt, cần phổ cập chƣơng trình tin học cơ bản cho toàn thể cán bộ thƣ viện, làm tiền đề cho những năm tiếp theo.

81

Ba là, hình thức và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng: chú trọng đào tạo lại và đào tạo tiếp tục bằng hình thức tập trung ngắn hạn hoặc tại chức. Đặc biệt, phải đƣa việc đào tạo lại trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thƣ viện. Xu hƣớng phát triển của nghề thƣ viện và các yêu cầu đặt ra của thực tiễn đối với ngƣời làm công tác thƣ viện tạo ra nhiều thách thức và nhiệm vụ mới cho công tác đào tạo khoa học TT- TV. Đòi hỏi các cơ sở đào tạo khoa học TT-TV không ngừng đổi mới chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp giảng dạy nhằm trang bị cho ngƣời học lý thuyết và kỹ năng thực hành gắn với môi trƣờng thƣ viện hiện đại.

3.5. Đào tạo người dùng tin

Qua khảo sát hầu hết các thƣ viện đều có kế hoạch và chƣơng trình hƣớng dẫn cho ngƣời sử dụng thƣ viện khi bạn đọc đăng ký làm thẻ hoặc khi mới nhập học, nhƣng đó mới chỉ là các chƣơng trình khuyến khích thƣ viện tự tổ chức do đó nhiều bạn đọc không tham dự các buổi tập huấn, qua đó thấy rằng ngƣời dùng tin chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của các khóa học này. Do đó, khi sử dụng các dịch vụ mới hoặc trang thiết bị hiện đại của thƣ viện họ cảm thấy lúng túng và làm mất thời gian của cả bạn đọc và cán bộ thƣ viện phải thực hiện hƣớng dẫn lại. Về nội dung đào tạo: các thƣ viện hƣớng dẫn trang bị cho sinh viên hiểu biết về tổ chức và hoạt động của thƣ viện, nội qui thƣ viện, nguồn lực thông tin hiện có, sản phẩm dịch vụ thông tin, đặc biệt là bộ máy tra cứu tìm tin Opac. Hình thức đào tạo tập trung, lý thuyết và thực hành trên máy. Ngoài việc trang bị cho ngƣời dùng tin kỹ năng tìm tin cơ bản trong các CSDL của thƣ viện, cần hƣớng dẫn họ kỹ năng tra cứu, khai thác thông tin trên mạng internet, tra cứu của các thƣ viện trong nƣớc và quốc tế một cách hiệu quả.

82

3.6. Tăng cường công tác chia sẻ thông tin giữa các thư

viện

Nhu cầu chia sẻ nguồn lực đã đƣợc các cơ quan thông tin - thƣ viện đặt ra từ khá lâu. Tuy nhiên mức độ triển khai lại liên quan đến đặc thù điều kiện ở mỗi nƣớc. Bên cạnh việc tham gia vào hệ thống cho mƣợn liên thƣ viện (inter-library loan), các cơ quan thông tin - thƣ viện cũng cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc chia sẻ nguồn lực trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ: hợp tác bổ sung, hợp tác biên mục, hợp tác phân loại...

Hình thức chia sẻ phổ biến nhất (và cũng có từ sớm nhất) là việc

phối hợp nguồn dữ liệu thư mục giữa các cơ quan thông tin - thƣ viện. Mỗi cơ quan thông tin - thƣ viện đều có một số lƣợng biểu ghi nhất định về một lĩnh vực nào đó, sự hợp nhất giữa chúng sẽ tạo nên một ngân hàng dữ liệu cực kỳ phong phú và đa dạng. Ngƣời dùng tin sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu. CNTT ngày nay hoàn toàn có khả năng tạo ra đƣợc mối trao đổi thƣờng xuyên giữa các cơ quan thông tin - thƣ viện. Các cơ quan thông tin - thƣ viện nên cùng nhau xây dựng một ngân hàng dữ liệu chung (ngoài việc trao đổi dữ liệu thƣờng xuyên giữa các cơ quan) nhằm tạo ra một diện truy cập rộng lớn không chỉ dành riêng cho sinh viên và cán bộ giảng dạy trong các trƣờng đại học mà còn có thể phục vụ ngƣời dùng là các đối tƣợng khác có liên quan. Khi nền kinh tế thông tin thực sự đƣợc hình thành thì nguồn lực thông tin đó cũng chính là một phần nguồn lực kinh tế của các cơ quan thông tin - thƣ viện.

Bên cạnh việc chia sẻ nguồn dữ liệu thƣ mục, các cơ quan thông tin - thƣ viện cũng cần tính đến việc chia sẻ các nguồn tài nguyên vật lý nhƣ: kho sách, các cơ sở dữ liệu toàn văn trên CD-ROM, các phƣơng

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB tại các thư viện trên địa bàn hà nội (Trang 77)