8. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Những ưu điểm
Hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib đã tạo tiền đề cho việc hình thành hệ thống thƣ viện điện tử trong các hệ thống thƣ viện có sử dụng chung phần mềm này.
Mặt khác làm tăng cường khả năng liên kết và hội nhập của hệ thống: Hội nhập và chia sẻ thông tin là một trong những đặc điểm của hoạt động thông tin thƣ viện hiện nay. Việc sử dụng Hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib với các chuẩn biên mục máy MARC21, chuẩn trao đổi thông tinISO2709, chuẩn tra cứu liên thông Z39.50 cùng với phông chữ quốc tế UNICODE đã làm cho các thƣ viện trong hệ thống dễ dàng hơn trong liên kết với nhau cũng nhƣ liên kết với quốc tế và khu vực, đặc biệt là các mạng khu vực nhƣ CONSALNET và Mạng thông tin địa chí khu vực Đông Nam Á mà chúng ta là thành viên. Việc iLib hỗ trợ chuẩn tra cứu liên thông Z39.50 đã cho phép các thƣ viện trở thành "không nóc, không tƣờng". Tại máy trạm thƣ viện, có thể tra cứu thông tin, lấy thông tin từ nhiều thƣ viện khác nhau trên thế giới, có thể lấy biểu ghi theo chuẩn biên mục MARC21 để đỡ công xử lý tài liệu, cũng qua cổng này, có thể giới thiệu tài liệu của Việt Nam ra nƣớc ngoài. Đó là những lợi ích to lớn và là cửa ngõ để hội nhập vào cộng đồng thƣ viện trên thế giới.
Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện: Tài nguyên thông tin là tài sản quan trọng của thƣ viện và là một trong các yếu tố cấu thành nên thƣ viện. Đó là tài sản vô giá đƣợc tích lũy trong suốt thời gian tồn tại của mỗi thƣ viện. Với sự bùng nổ thông tin đang
68
diễn ra hiện nay, khối lƣợng thông tin nhập vào các thƣ viện là rất lớn và đa dạng. Việc quản lý tài nguyên do Hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib mang lại đƣợc thể hiện theo hai khía cạnh. Một là quản lý tài nguyên thông tin nhƣ quản lý tài sản của cơ quan đảm bảo không bị hao hụt, mất mát. Hai là tổ chức tài nguyên thông tin để sẵn sàng cho việc sử dụng có hiệu quả. Thao tác kiểm kê trong phân hệ quản lý kho đảm bảo cho việc quản lý tài nguyên thông tin nhƣ một nguồn tài sản của thƣ viện. Công việc kiểm kê là việc làm cần thiết của mỗi thƣ viện nhƣng nếu làm thủ công thì tốn rất nhiều thời gian và công sức nên không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib với cơ sở dữ liệu thƣ mục quản lý đến từng ký hiệu tài liệu và thiết bị gom dữ liệu sử dụng công nghệ mã vạch, chỉ cần các thao tác đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng là có thể xử lý tự động cho lết quả về tình trạng tài sản của kho tài nguyên thông tin. Trƣớc đây khi sử dụng phần mềm CDS/ISIS, có thể tổ chức đƣợc tài liệu có trong kho để phục vụ tra cứu nhƣng vì khó quản lý lƣu thông nên khó có thể biết một tài liệu cụ thể có sẵn sàng để phục vụ hay không. Với đầy đủ các chức năng quản lý tài liệu, quản lý bạn đọc, quản lý lƣu thông, hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib cho phép theo dõi chặt chẽ từng tài liệu ở tất cả các khâu và tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đƣa ra các báo cáo cần thiết cho công tác quản lý. Các dữ liệu về phục vụ thông tin đƣợc lƣu giữ dƣới dạng điện tử cho phép xử lý tự động cũng là các dữ liệu quan trọng và đáng tin cậy để hoạch định chính sách bố sung nguồn tin.
Nâng cao trình độ của cán bộ thư viện: iLib là phần mềm tích hợp quản trị thƣ viện, hoạt động của nó tác động đến tất cả các khâu công tác của một thƣ viện. Việc xử lý thông tin dựa theo các chuẩn quốc tế bắt buộc cán bộ xử lý phải tự mình nâng cao trình độ. Làm việc trong cơ chế
69
hội nhập và trao đổi thông tin cũng tạo cơ hội cho cán bộ học tập nâng cao trình độ.
Góp phần chuẩn hóa nghiệp vụ của hệ thống: Những yêu cầu khắt khe của phần mềm tích hợp quản lý thƣ viện iLib đòi hỏi các thƣ viện sử dụng phải chuẩn hóa các khâu công tác của mình. Hơn nữa, những yêu cầu về trao đổi thông tin cũng không cho phép xử lý thông tin không theo các chuẩn nghiệp vụ.