Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB tại các thư viện trên địa bàn hà nội (Trang 74)

8. Kết quả nghiên cứu

3.2.2. Tăng cường phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin

Trƣớc tiên, cần xây dựng hệ thống mạng LAN, INTRANET, kết nối các thành phần riêng rẽ nhƣ máy chủ, máy trạm và các thiết bị phụ trợ khác tạo thành một tổng thể thống nhất đồng bộ.

Đồng thời xây dựng hệ thống mạng internet có tốc độ cao nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm, truy cập thông tin của bạn đọc mọi lúc mọi nơi và giúp cán bộ thƣ viện có thể nhanh chóng, dễ dàng sao chép biểu ghi ở các CSDL của các thƣ viện trên thế giới qua cổng Z39.50, phục vụ đắc lực cho công tác biên mục, giảm chi phí và công sức cho cán bộ thƣ viện.

Hình 3.1: Mô hình mạng cơ bản trong thư viện

Đầu tƣ kinh phí mua mới hoặc nâng cấp hệ thống máy chủ, máy trạm đã lỗi thời của thƣ viện, cần sử dụng máy chủ loại cao cấp của các hãng có tên tuổi nhƣ HP, IBM,...có khả năng ổn định cao, khả năng mở rộng tốt, đủ công suất phục vụ trong thời gian dài không cần thay đổi

72

lớn. Tùy vào từng cơ quan TT-TV mà trang bị hệ thống máy tính điện tử khác nhau. Tuy nhiên, để phần mềm tích hợp vận hành hiệu quả, cần có đầy đủ các máy chủ đảm nhận cho từng chức năng:

Máy chủ Cơ sở dữ liệu: Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện chức năng quản trị hệ thống dữ liệu thông tin thƣ viện. Hệ thống dữ liệu thông tin thƣ viện là nền tảng cơ sở của hệ thống mạng thƣ viện. Máy chủ cũng đƣợc cài đặt hệ quản lý thƣ viện với đầy đủ các tác nghiệp của một hệ thống thông tin thƣ viện điện tử hiện đại.

Máy chủ cơ sở dữ liệu thực hiện những chức năng cơ bản sau: Chạy hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các chức năng cơ bản của tác nghiệp cơ sở dữ liệu và hệ chƣơng trình ứng dụng cung cấp các ứng dụng phục vụ công tác tự động hoá tác nghiệp thƣ viện.

Máy chủ dữ liệu số: Do hệ thống thông tin thƣ viện cần lƣu trữ rất nhiều dữ liệu đặc biệt là trong trƣờng hợp sử dụng module dữ liệu số. Không chỉ lƣu giữ nội dung tóm tắt của các tài liệu và tƣ liệu mà còn lƣu trữ cả thông tin đầy đủ của bản thân tƣ liệu đó. Ngoài các dữ liệu dạng văn bản đƣợc số hoá còn có các file ảnh và dữ liệu audio/video đƣợc số hoá, do vậy lƣợng dữ liệu cần lƣu trữ sẽ rất lớn.

Chức năng:

 Lƣu trữ dữ liệu số.

73

Hình 3.2: Mô hình các loại máy chủ cần có của thư viện

Đầu tƣ hệ thống các thiết bị ngoại vi: Sau một thời gian hoạt động, một số thiết bị ngoại vi đã hỏng hoặc cần đầu tƣ thêm về số lƣợng nhƣ: máy quét mã vạch, máy scanner, máy in....

Tăng cƣờng thiết bị an ninh cho thƣ viện: Hiện nay, xu hƣớng chuyển sang kho mở của đã diễn ra ở hầu khắp các thƣ viện nên việc đầu tƣ thiết bị an ninh là hết sức cần thiết và cấp bách, các thƣ viện cần có kinh phí cho việc trang bị và duy trì các thiết bị nhƣ: Cổng từ (Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho tất cả các tài liệu thƣ viện đã đƣợc dán chỉ từ - Sử dụng một hệ thống phát hiện với hai bộ - đảm bảo bảo vệ tài liệu nhằm đảm bảo không cho một tài liệu nào có thể đƣợc đƣa ra khỏi thƣ viện mà chƣa đăng ký mƣợn. Đây là các thiết bị điện từ trƣờng nhƣng an toàn tuyệt đối với các tài liệu lƣu trữ dƣới dạng từ chẳng hạn nhƣ băng cassette, băng video, đĩa mềm máy tính...), Camera quan sát (Các Camera đƣợc đặt tại các kho mở và đƣợc tập trung quản lý tại bàn quản lý. Các hình ảnh thu đƣợc từ hệ thống Camera đƣợc truyền về điểm giám

74

sát và đƣợc thiết bị ghi trên các thiết bị chuyên dụng nhằm mục đích an ninh).

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB tại các thư viện trên địa bàn hà nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)