Nhân vật kì ảo

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Nhân vật kì ảo

Thế giới sơn lâm thâm u quanh năm luôn được bao phủ bởi một màn sương mờ ảo, trong đó chứa đựng, lưu truyền biết bao câu chuyện kì bí về con người miền núi. Lan Khai đã khai thác yếu tố này để mang đến cho bạn đọc một phong vị mới lạ. Nếu “Thế Lữ mượn một cảnh rừng núi để giải quyết một mối dị đoan, hoặc sơ phác một cô gái thổ” [36: 225] thì “Lan Khai trái lại, không giải quyết gì, không sơ phác ai. Ông sống trong rừng rậm, núi cao, cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ.” [36: 225]. Dưới “sức ép” của hoàn cảnh cùng năng lực thiên bẩm của bản thân đã khiến ông cầm bút dắt chúng ta vào một địa hạt kì bí. “Từ từ, hồi hộp, ông ẩn

33

khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu, đột thú” [36: 225].

Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong văn chương không phải là điều mới mẻ trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Các sáng tác của Nguyễn Tuân, Tchya, Thế Lữ,… có không ít những câu chuyện mang yếu tố kì dị. Nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang trên văn đàn. Nhưng với sự am hiểu sâu sắc của mình về miền núi, Lan Khai trở thành “người mở đường vào thế giới sơn lâm” và ông đã tạo nên một loại hình nhân vật kì ảo vừa quen vừa lạ, mang hơi thở riêng của núi Thần sông Gấm. Đúng như nhà nghiên cứu Trương Tửu đã nhận xét về truyện đường rừng của Lan Khai: “ Trong phạm vi ấy, ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”.

[36: 225]

Với 37 truyện ngắn của mình, Lan Khai đã dành khá nhiều tâm huyết cho những thiên truyện kì ảo. Tuy gần gũi với cốt truyện dân gian nhưng nhân vật trong mỗi câu chuyện thật sinh động, không ngẫu hứng theo kiểu dân gian. Mỗi truyện dựng lên một bức tranh kì lạ về cuộc sống nơi miền núi với những nhân vật hư hư, thực thực đầy bí ẩn, thấm đẫm chất dân gian.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 38)