Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi

nhiên nếu các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đặt nhân vật trong mối quan hệ giai cấp đối kháng gay gắt thì nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai được đặt trong mối quan hệ đời thường, trong các mối quan hệ đạo đức.

2.2.1. Nhân vật miền núi

Sinh ra và gắn bó với chốn sơn lâm, bản thân ông hiểu về miền núi hơn bất cứ nhà văn nào viết về miền núi. Miền núi đã trở thành cái nôi êm đưa Lan Khai lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học. Ông thổi hồn vào tác phẩm của mình cả hơi thở, cả nhịp đập của núi rừng. Ngòi bút của ông đã chạm đến từng kẽ lá, từng ngọn cỏ, từng mảnh đời, từng số phận nơi miền núi. Trong những sáng tác về miền núi, Lan Khai đã mang một thế giới nhân vật phong phú đến với độc giả.

2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi miền núi

Có lẽ bất cứ ai đặt chân lên xứ lâm tuyền tươi đẹp đều có những ấn tượng sâu sắc về người miền núi. Trước hết, họ là những con người khỏe mạnh, chất phác và nhân hậu.

Vẻ đẹp của họ luôn gắn với sự trẻ trung và khỏe khoắn. Trong Tiền mất lực, Lô Hli và Tsi Tôđay là những con người trong sáng, chất phác và yêu lao động. Lô Hli là một cô gái trẻ và đẹp mang vẻ “đẹp kín đáo của một bông hoa rừng. Hai mắt ngây thơ nhìn như chép lấy bài thơ bằng hình sắc phô bày ra ở quanh mình” [36: 70]. Vẻ đẹp ấy khiến cho Tsi Tôđay phải “thổn thức vì tình”. Một lần trên con đường núi vắng ngắt, cô gặp một con báo “nhơ nhỡ đang nép mình lim dim mắt, ngoe nguẩy đuôi chờ” [36: 71]. Tưởng rằng bông

42

hoa rừng ấy sẽ co rúm lại khi thấy con báo “há miệng nhe nanh”, nhưng nàng

“rút phăng dao lưng, quả quyết chờ” [36: 71]. Trận đấu giữa con báo và Lô Hli diễn ra quyết liệt, cả hai bên đều quyết giành giật sự sống cho mình. Trận đấu ấy khó có kết thúc nếu không có “đằng xa, dưới lòng thung, một chàng trẻ tuổi vác cày, dắt trâu ra ruộng”. Thấy cô gái gặp nạn, chàng trai không do dự mà“nhảy xổ lại, hoa dao băm vào mặt con báo đến vài mươi phát cực mạnh” [36: 72]. Chỉ thông qua một vài chi tiết sống động, tác giả đã mang đến cho chúng ta sự cảm nhận về sự khỏe khoắn, chất phác của người miền núi.

Không chỉ vậy, họ còn là những con người nhân hậu, chân thành. Sự nhân hậu của họ không có giới hạn và sự phân biệt giống loài. Trong Con thuồng luồng nhà họ Ma, người phụ nữ nghèo quanh năm sống bằng nghề mò tôm, bắt cá đã cưu mang con thuồng luồng và thương yêu nó như con. Và cũng giống như bất cứ người mẹ yêu con nào, người phụ nữ này sẵn sàng làm tất cả vì con. Thật cảm động khi được Cuổng báo mộng cần sự giúp đỡ, chị đã vác dao ra ngoài ngòi chờ đợi. Và khi cuộc giao tranh của hai con thuồng luồng bắt đầu, chị đã “lăm lăm con dao trong tay, đem hết sức mắt soi xuống dòng ngòi”…[36: 30] để kết liễu trận tranh hùng thế nhưng vì quá hấp tấp và hồi hộp chị đã chém phải đứa “con nuôi” yêu quí của mình. Khi nhận ra điều khủng khiếp ấy, chị đã “hoảng kinh” khiến “con dao cầm trong tay rơi xuống đá xoảng một tiếng”. Chị “giật mình buông tiếng khóc, đoạn té chạy xuống dòng ngòi vấy máu, cố vớt cái xác đã cứng đờ và lạnh ngắt. Chị đem xác Cuổng lên bờ, ôm vào lòng và khóc than thảm thiết” [36: 31]. Sau đó chị lại quay về cuộc sống hiu quạnh thuở nào nhưng nỗi dằn vặt vì chém nhầm phải đứa con nuôi đã khiến chị cảm thấy “nặng như một tấm đá đè lên miệng huyệt…”[36: 31].

43

Sự nhân hậu của những con người miền núi còn là sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người bị nạn, cho dù người đó họ không hề quen biết. Trong Bên rừng xuân, cả nhà ông già đã chăm sóc tận tình cho Bản bằng những tình cảm chân thành nhất. Thật xúc động trước cảnh cả nhà ông già ngồi vây quanh Bản: “…bà cụ ngồi một bên đang bóp đầu cho mình, Thi ngồi một bên đang loay hoay buộc lại những vết thương…, còn Khâu – anh trai Thi thì đang chăm chú “lam” một ống thuốc bên cạnh bếp” [36: 132] và cùng reo lên khi chàng tỉnh. Câu nói của bà cụ thật ấm áp tình người: “Nếu không chê nhà nghèo khó, thầy ở lại đây ăn tết với tôi và các em cho vui” [36: 131]. Sự nhân hậu của gia đình người Thổ khiến Bản ngạc nhiên, “Bản không ngờ trong rừng thẳm, trong những bộ áo chàm xanh kia lại có ẩn cái tình cao thượng, những tấm lòng vị tha nhân từ và quảng đại, nó làm cho rõ rệt cái nghĩa của đời người” [36: 132].

Nhân hậu, cần cù trong lao động, người miền núi còn dành cho nhau tình yêu tha thiết và sự thủy chung son sắt. Đó là những tình yêu đẹp, tình yêu không vị kỉ và toan tính. Họ yêu nhau hết mình và sẵn sàng bỏ qua thâm thù, thậm chí hi sinh tính mạng để bảo vệ người mình yêu.

Trong Pàng Nhả, Pàng Nhả và Lo Trồng là những người lao động hiền lành, họ dành cho nhau tình yêu tha thiết và trong sáng. Pàng Nhả là bông hoa rừng xinh đẹp với “tầm vóc phải khoảng, cử chỉ dịu dàng cũng như nói cười chẳng bao giờ thô bạo. Hai bàn tay nhỏ nhắn đều đặn, hai bàn chân cũng xinh xinh khác hẳn các cô sơn nữ khác, nặng nề thô kệch. Mái tóc đen như đêm không có trăng sao thường buông lòa xòa xuống trán” [36: 90]. Nàng mang một vẻ đẹp “thuần khiết của gái sơn lâm” với “màu da tươi thắm, hai mắt long lanh như hai ngôi sao buổi quang trời. Miệng hơi rộng thường điểm một nụ cười nồng nàn như buổi trưa hè…Mũi thì nhỏ và thẳng, lúc nào cũng thổn thức như hô hấp riêng một thứ không khí say sưa. Đến cái cằm

44

thon thon đầy đặn thì dù ai khó tính cũng phải chịu là nét bút kỳ tuyệt của thiên công.” [36: 91]. Tình yêu của đôi bạn trẻ nảy nở trong lần Pàng Nhả đi rừng bị con trăn lớn tấn công và được Lo Trồng cứu sống. Tuy hai gia đình có mối thâm thù từ trước nhưng Lo Trồng không ngần ngại cứu giúp con của kẻ thù. Điều này khiến Pàng Nhả hết sức ngạc nhiên: “Lo Trồng tử tế quá! Lo Trồng quên thù cứu tôi”. Đáp lại sự băn khoăn ấy là những lời lẽ mộc mạc, chân tình của Lo Trồng: “Phấy, Pàng Nhả đừng nói ơn. Tôi chỉ mong sao hai họ đừng thù ghét nhau nữa vì…Pàng Nhả không biết đấy thôi…” [36: 93]. Sự ngập ngừng của chàng trai với “sắc mặt đỏ bừng” rồi vội vã từ biệt cô gái đã cho thấy một tình yêu nơi Lo Trồng đã chớm nở. Tình yêu của họ thắm thiết, đang chuẩn bị đơm hoa kết trái thì rơi vào bi kịch. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch tình yêu này là do Noọng Hà – kẻ muốn chiếm đoạt Pàng Nhả - lợi dụng mối thâm thù của hai gia đình để hãm hại. Biết rằng có ngăn trở lớn nhưng hai người vẫn yêu nhau. Còn Lo Trồng mặc dù bị gia đình Pàng Nhả ghét bỏ, nhưng vẫn bí mật giúp đỡ gia đình nàng. Nhưng, cuối cùng Lo Trồng đã bị chết oan ức do sự hiểu lầm của Bạch Sẩu – anh trai Pàng Nhả. Một cái chày vung vào đầu đã kết liễu cuộc đời ngắn ngủi của người con trai hiền lành, tốt bụng cũng kết liễu luôn sự ngây thơ, hồn nhiên của Pàng Nhả, nàng sống mà cũng như chết, điên rồ, không còn nhận thức được điều gì nữa.

Văn học Việt Nam cũng như văn học thế giới, đã có biết bao những biểu tượng của tình yêu đẹp. Lần giở từng trang truyện của Lan Khai, ta bắt gặp những biểu tượng mới trong tình yêu. Đó là tình yêu đầy cảm động của những nhân vật yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Nhưng cho dù đó là trở ngại gì, họ cũng không chịu khuất phục. Họ thà chết để được bên nhau còn hơn sống mà phải xa nhau.

Trong Tiền mất lực, Lô Hli và Tsi TôĐay yêu nhau nhau tha thiết. Cách thổ lộ tình cảm của họ thật chất phác nhưng cũng thật lãng mạn, chúng

45

ta hãy xem lời nói của Tsi TôĐay: “Mà gặp nhau giữa cảnh đẹp này! Lô Hli thực hệt như một nàng tiên. Tiếng Lô Hli hát con họa mi nghe phải thẹn!”

[36: 75]. Tuy yêu Lô Hli say đắm, nhưng TôĐay cũng rất tự trọng, biết gia cảnh mình nghèo hèn nên Tsi TôĐay không dám nghĩ đến chuyện được kết hôn cùng nàng. Nên khi Lô Hli thổ lộ “…Yêu anh lắm” thì TôĐay chợt lúng túng: “Lô Hli à! Nghĩ cho kỹ đã nè! …Tô nghèo…Nghèo lắm!” [36: 76]. Trong sự lúng túng ấy, chất chứa cả một tấm lòng chân thành, một sự tự trọng giản dị của người con trai nghèo. Khi bố của Lô Hli chết, theo phong tục, chàng trai nào có đủ tiền làm ma thì sẽ được lấy con gái nhà ấy. Tsi Nèng – một kẻ có tiền, có quyền thế, đã bỏ tiền ra làm ma cho bố Lô Hli. Và sau đó, hắn bắt cô về làm vợ. Lô Hli cũng chấp nhận nhưng được nửa tháng thì cô trốn theo TôĐay vào rừng. Hai người sống với nhau ở một cái chòi dựng trên một cái cây to. Khi Tsi Nèng dẫn người đến bắt Lô Hli, cả hai người đã nguyện chết cùng nhau để bảo vệ tình yêu. Thật xúc động biết bao khi : “Trên vũng máu đào, đôi tình nhân cố trao một nụ cười trước khi nhắm mắt” [36: 82]. Theo PGS.TS Trần Mạnh Tiến thì đây là biểu tượng tình yêu hiếm có trong văn học.

Đọc câu chuyện này, ta lại nghĩ đến cô Mị của Tô Hoài trong “Vợ chồng A Phủ”. Nhưng nếu Mị và A Phủ chạy trốn và đi theo Cách mạng thì Lô Hli và Tôđay chỉ biết lựa chọn cái chết. Khi chưa có Cách mạng dẫn đường, chìm trong sự thống trị tối tăm của chế độ cai trị khắc nghiệt, họ chỉ biết kết liễu cuộc đời mình để hưởng hạnh phúc nơi thế giới bên kia. Tuy câu chuyện kết thúc thật buồn, nhưng qua đó cũng thể hiện sự phản kháng quyết liệt đối với cái xấu và cái ác của người dân miền núi. Họ thà chết chứ không chịu thỏa hiệp với cái ác, để cái ác đày đọa bản thân mình.

Tình yêu tha thiết của những đôi trai gái miền sơn cước đã mang đến cho chúng ta sự thương cảm và khâm phục sâu sắc. Tình yêu của họ không

46

chỉ đẹp lúc đang yêu nhau mà khi đã trở thành vợ chồng, tình yêu ấy vẫn sâu sắc, thiết tha. Trong Ma thuồng luồng đó là cuộc sống êm đềm của bác thầy Cúng dẫu cho gia đình bác nghèo và đứa con sài đẹn. Cuộc sống của họ tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Chúng ta thật cảm động trước cuộc sống êm đềm của người miền núi, tuy nghèo, đơn sơ nhưng bình yên và hạnh phúc: “Một ngày tháng sáu, vào khoảng mặt trời lặn. Trong nhà người vợ đang ngồi cạnh bếp thổi cơm. Đứa con thì bò lê dưới đất, đùa với nái lợn lang chộp choạp ăn ít cám đựng trong cái lon tre, mặt ngoài phất một lượt sơn đen. Người đàn bà hý húi làm cơm, chốc chốc nhoẻn miệng nhìn con. Ngay lúc ấy, chồng ở trên nương về. Anh ta vừa toan vào nhà, sau đứng sững lại ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh êm đềm trước mắt. Vợ và con vẫn vô tình. Thốt nhiên, anh nhảy xổ vào và bế phắt đứa con lên tay. Vợ giật mình quay lại, cười pha chút sợ hãi: “A lối!…Làm người ta giật nảy mình...Hôm nay về muộn nỏ?”. Anh chồng cười hề hề, xốc nách con giơ lên giơ xuống. Thằng bé (...) thích chí cũng cười sằng sặc” [36: 21, 22]. Cũng chính vì tình yêu vợ con tha thiết, khiến bác thầy Cúng phát điên và bỏ đi sau khi vợ con bác bị con thuồng luồng hãm hiếp đến chết.

Trong nạn giặc Cờ Đen biết bao gia đình lâm vào cảnh ly tan. Và trong hoàn cảnh ấy, đã bao đôi vợ chồng phải chia ly, nhưng họ vẫn kiên trinh, chung thủy cho dù phải gửi mình nơi dòng nước lạnh. Trong Sóng nước Lô Giang, mở đầu câu chuyện là hình ảnh êm đềm, đầm ấm của đôi vợ chồng trên thuyền đi trốn giặc Cờ Đen. Người vợ “đang cúi xuống đứa con nằm bú gọn trong lòng mẹ. Thỉnh thoảng nàng ngẩng đầu nhìn về phía chồng ngồi giữ lái thì trong khóe mắt bồ câu lấp lánh, trên làn môi thắm tươi lại hiện ra vẻ vui cười âu yếm” [36: 109]. Họ vui mừng vì nghĩ mình sắp thoát được nạn giặc Cờ Đen nhưng ngay lúc đó thuyền của bọn giặc Cờ Đen đã xuất hiện, chúng thấy người vợ trẻ đẹp đã giữ lại và chỉ cho chồng và con đi. Dẫu biết

47

bản chất độc ác của giặc Cờ Đen nhưng vì tình cảm vợ chồng sâu nặng, họ van xin thảm thiết nhưng không được. Thật đau xót trước cảnh van xin tha thiết của người chồng: “Quan lớn thương cho, cháu nó còn nhỏ dại” [36: 110]. Nhưng đáp lại lời khẩn cầu là khẩu súng lục “giơ thẳng vào mặt” anh. Trước tình thế ấy, người vợ gạt nước mắt kêu chồng và con đi cho nhanh: “Thôi nhà đi đi, kêu van làm gì vô ích. Em chẳng phụ lòng đâu…” [36: 110]. Có lẽ đọc đến đây, độc giả ai cũng phải rơi nước mắt trước câu nói của người chồng: “Mình ơi chẳng thà hai vợ chồng cùng chết ở đây…”. Nhưng người vợ vô cùng cứng rắn đáp lại lời van nài của chồng: “Nhà nghe tôi. Đã đành vợ chồng mình có thể chết với nhau cùng một lúc nhưng con thơ nào có tội tình gì?” [36: 111]. Trước lời lẽ sâu sắc, quả quyết của vợ, người chồng “đành gạt nước mắt bế con chèo thuyền xuôi”. Trong giây phút sinh ly tử biệt ấy, người vợ rất bình tĩnh và tỉnh táo khi xin tên tướng giặc cho được nhìn chồng con đến khi khuất bóng. “Nàng dán mắt trông theo hút bóng chồng mỗi lúc một xa, một nhỏ, lắng nghe tiếng con thơ gào mẹ mỗi lúc một tắt trong yên lặng trời thu, đau lòng như dao cắt, nỗi oan khổ lắm lúc muốn tung ra một tiếng thấu trời” [36: 111]. Và khi bóng chồng con chỉ còn một chấm lênh đênh rồi mất hẳn trên dòng Lô Giang xanh biếc, thiếu phụ bỗng “gào to, gào như xé phổi”: “Ối chồng ơi! Ối con ơi! Đợi mấy tôi cùng” [36: 112]. Dứt lời nàng đã gieo mình xuống dòng nước lạnh để giữ trọn trái tim chung thủy với chồng con. Ngày nay những lúc canh tàn khắc lụi, thuyền ai đi qua khúc sông này vẫn văng vẳng tiếng chim rừng trong đêm tối như tưởng hồn thiếu phụ trăm năm còn tha thiết gọi chồng con. Kết thúc bức tranh buổi sớm mùa thu là một bi kịch đau thương. Người thiếu phụ ấy đã chọn cái chết không chút do dự vì chồng vì con. Nàng thà chịu làm mồi cho cá, chết lạnh dưới dòng nước sâu còn hơn phải sống nhục nhã để hầu hạ tên Lày Sập Trưởng – tướng giặc Cờ Đen. Bi kịch của thiếu phụ đã mang đến cho người đọc những rung động sâu

48

sắc về tấm lòng chung thủy của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời cái chết của nàng là bản cáo trạng đanh thép đối với thế lực hắc ám nơi miền núi.

Những con người lao động hiền lành, chất phác họ đã sống thật đẹp, đã dành cho nhau những tình yêu tha thiết. Tấm lòng nhân ái của họ đã tạo nên một vùng sáng lấp lánh nơi miền núi tối tăm. Nhưng dưới màn đêm dày đặc của chế độ phong kiến lạc hậu miền núi, tình yêu của họ không có điều kiện đơm hoa, kết trái. Hầu như mọi đoạn kết cho tình yêu đều là bi thảm, bi kịch. Lan Khai vừa thương cảm cho những nhân vật khổ đau nơi miền núi vừa gửi thông điệp đến chúng ta rằng: nơi miền núi hiền hòa, tươi đẹp nếu không có ánh sáng văn minh sẽ là nơi bắt nguồn, nơi nuôi dưỡng những bất công, bi

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)