Nhân vật nửa người nửa thú

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú

Trong kho tàng truyện dân gian thế giới chúng ta đã được biết đến bao nhân vật nửa người nửa thú. Nếu ai đã từng đọc sử thi Ôđixê thì không thể quên được đoàn nhân ngư nhởn nhơ chung quanh cù lao đầy thơ mộng. Và hình ảnh của nàng tiên cá cũng xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ dân gian thế giới.

Thời kì văn học 1930-1945, nhân vật nửa người nửa thú đã xuất hiện trong nhiều sáng tác của các nhà văn. Truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm

(Thanh Tịnh) cũng đã nói về hiện tượng người hóa hổ của một người đàn ông ngậm ngải để đi tìm trầm. Theo quan niệm của những người địa phương thì ngậm ngải sẽ tìm được nhiều trầm nhưng phải ra khỏi rừng đúng ngày. Người đàn ông này đã ở trong rừng quá ngày nên bị hóa thành hổ. Còn truyện Người hóa hổ của Lan Khai là một người đàn bà Mèo Đen hóa hổ. Người đàn bà Mèo này đã già, “đầu lơ phơ mấy sợi tóc sương, răng móm sạch, quai hàm dưới đưa sát lên hàm trên, làm cho khổ mặt đã ngắn càng ngắn thêm. Da mặt dăn như mặt ruộng cày. Mắt hoắm vào, kèm nhèm, dấp dính…” [36: 63]. Trước khi hóa hổ, bà ta bị sốt, “suốt mình đau nhức không sao chịu được. Những chỗ kín tự nhiên mọc rất nhiều lông lá và ở cùng xương sống nhòi ra một mẩu thịt mỗi ngày một dài thêm. Những ngón chân dần dần co quắp lại, móng dài ra và nhọn hoắt” . Rồi những cơn điên làm cho “mắt bà sáng quắc, mồm sùi bọt, bà hung hăng gào thét, xé quần áo chán rồi nằm vật ra sân giãy đành đạch.” [36: 63, 64]

Theo như lời anh con trai thì bà sắp hóa hổ. Bởi “ba đời về trước, trong họ bà già cũng có người hóa hổ, trốn vào rừng”. Rồi một hôm anh con trai cùng vợ đi nương về không thấy bà mẹ đâu, chỉ thấy đứa con thơ bị cắn xé nát, nằm trơ giữa vũng máu. Sau đó anh Mèo vào rừng tìm mẹ và “thấy mẹ anh ngồi trơ vơ ở cửa hang với một nắm lông gà…Toàn thân lông lá mọc đầy,

39

sắc đỏ như lông bò non…mồm miệng máu me loe loét, hai mắt hốt hoảng như đã mất hết trí khôn” [36: 68]. Anh ta van xin mẹ về cùng và dường như tình mẫu tử vẫn còn đâu đó trong trí khôn hấp hối của bà già nên bà cũng về theo. Về nhà, bà già hóa hổ bị nhốt vào cũi nhưng cuối cùng bị con đánh bả cho chết vì anh ta không thể kìm lòng nhìn mẹ ngày đêm quằn quại giữa hai kiếp người và vật. Câu chuyện khép lại thật buồn nhưng phải chăng Lan Khai muốn nói khi con người đã mất đi phần tinh anh thì sẽ chuyển sang thế giới khác.

Trước những câu chuyện dân gian lưu truyền về hiện tượng người hóa hổ, phải chăng Lan Khai cũng băn khoăn và phần nào muốn tìm lời giải đáp cho hiện tượng kì lạ này. Trong truyện Người hóa beo, ông đặt mình vào vị trí nhân vật được chứng kiến một bà già sắp hóa beo đang mò mẫm, rình rập bắt gà trong đêm. Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu phân biệt và lí giải về sự biến đổi của con người sang một loại động vật khác.

Lan Khai đã lấy cảm hứng từ những tích truyện được lưu truyền trong dân gian của đồng bào miền núi, từ truyện truyền kì Trung Quốc. Ta dễ dàng tìm thấy những truyện người hóa hổ tương tự trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tuy nhiên truyện Người hóa hổ của Bồ Tùng Linh là một huyền thoại thì Người hóa hổ của Lan Khai lại hiện thực hóa huyền thoại đó.

Lan Khai từ nhỏ đã được tắm trong dòng suối dân gian bằng những câu chuyện mẹ kể lại. Lan Khai khi đã trở thành một nhà văn nổi tiếng trên văn đàn đã bộc bạch: “Không một ngày nào, những khi mẹ con được gần gũi, hú hí với nhau, mà mẹ tôi không kể cho tôi nghe ít nhất là một sự tích về cái thời mà Bụt còn năng hiện xuống trần để can thiệp vào nhân sự, hoặc cái lai lịch não nùng của bà chúa Ba…Ngồi nghe mẹ kể tôi đã sống hiển hiện cuộc đời các nhân vật lạ lùng của những chuyện cổ tích ấy”. Vốn văn hóa dân gian tích lũy được đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong những sáng tác kì ảo của

40

ông. Ông cũng tiếp thu ở người cha vốn văn chương mang chất truyền kì độc đáo từ xứ sở Trung Hoa huyền bí. Trong lời tự bạch, Lan Khai đã chia sẻ:

“Thầy tôi còn hay kể cho tôi nghe những chuyện về Thúy Kiều, về Chiêu Quân, những tích rút ở Tình sử và Liêu Trai”. Có thể thấy rằng cái nôi văn hóa của gia đình đã tạo nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật của ông. Thêm vào đó, đứng trước nhu cầu cách tân thể loại văn học của giai đoạn 1930 -1945, phong trào viết truyện truyền kỳ đã ra đời. Với những hiểu biết sâu sắc, phong phú của mình về con người, cuộc sống, văn hóa của người miền núi, Lan Khai đã sáng tạo ra một hệ thống nhân vật kì ảo đặc sắc, gần gũi với văn học dân gian địa phương. Với bút pháp lãng mạn tài hoa, nghệ sĩ của rừng rú đã thổi hồn vào sơn lâm và đưa nó đến với độc giả nơi thành thị để cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng. Với những câu chuyện này, Lan Khai như đưa ta trở lại thời hồng hoang của nhân loại. Và cũng hiện thực hóa những nhân vật dường như chỉ có trong truyện cổ tích khiến chúng thật hơn, gần gũi hơn.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)