Một sự nghiệp văn chương đồ sộ

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ

Thuở thiếu thời, Nguyễn Đình Khải có một niềm đam mê hội họa, anh từng mang khát vọng “làm một họa sĩ để vẽ lại tất cả buồn vui của cuộc đời” và từ chối “làm ông Thông ông Ký” chấp nhận cái nghèo để được tự do. Khi quyết định từ giã con đường y nghiệp của tổ tiên, Khải đã tuyên thề “anh sẽ làm một nhà tiểu thuyết”, ước muốn đó đã đưa anh dấn thân vào cái “nghiệp chướng văn chương”.

Năm 1928, Lan Khai ghi dấu ấn vào làng tiểu thuyết với đề tài tâm lý xã hội, mở màn bằng cuốn ái tình tiểu thuyết Nước hồ Gươm (1928). Từ năm 1928 đến năm 1945, ông đã cho ra đời một khối lượng tiểu thuyết đồ sộ: Dung (1928- 1938), Lầm than (1929- 1934), Liếp Ly (1938), Sóng lúa reo

(1938), Nàng (1940), Mực mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân

(1941), Tội và thương (1942), Mưa xuân (1942-1943) v.v... Đó là những bức tranh từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ, nhà trường với những cảnh đời và số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người “thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX. Tiểu thuyết tâm lý - xã hội của Lan Khai đã mở ra những bức tranh sâu rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau. Mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống. Đó là những câu chuyện giàu tính hiện thực chứng tỏ vốn sống phong phú của nhà văn.

22

Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Truyện đường rừng xuất hiện trên văn đàn là một hiện tượng mới trong đời sống văn học. Năm 1936, tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất. Sau gần 15 năm đua sức cùng các cây bút Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tchya, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Lý Văn Sâm, Vũ Trọng Phụng v.v... vào thế giới lâm tuyền, cuối cùng Lan Khai trở thành người mở đường vào thế giới sơn lâm đi trước Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Huy Thiệp về mặt thời gian. Thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người miền núi trong các truyện đường rừng của Lan Khai gần gũi với mọi người, tạo nên sự đồng cảm giữa con người với con người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các Truyện đường rừng của Lan Khai gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có: Lô HNồ (1932), Tình và máu (1932),

Mũi tên độc (1933), Lên thác xuống ghềnh (1934), Rừng khuya (1935), Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Mọi rợ (Dấu ngựa trên sương, 1939- 1940), Hồng Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ cánh dâu (1941)... Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm như Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ trắng trong sương mù, Trong cơn binh lửa v.v... Tuy là những Tiểu thuyết lịch sử, nhưng các yếu tố về nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là những bức tranh sinh động về miền núi càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho các truyện đường rừng của Lan Khai. Về truyện ngắn có những tác phẩm như: Người lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Gò thần, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Tiền mất lực, Mũi tên dẹp loạn (1940), Pàng Nhả (1933),

Khảm khắc (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng nước Lô Giang (1935) v.v...

Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương, là không gian tràn ngập tiếng chim. Đó là tiếng reo của suối ngàn gió núi, là thế giới âm thầm

23

bền bỉ và mãnh liệt tạo nên sự sống muôn đời. Người viết như hoá thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa, tiếng hót của thế giới muôn loài khiến ta hình dung ra giác quan của một nhà sinh vật học. Con người và thế giới thiên nhiên hòa hợp gắn bó với nhau. Thiên nhiên như chứa đựng hồn người, nhưng cũng có khi đây đó thiên nhiên lại đối lập với con người khi con người phá hoại thiên nhiên.

Lan Khai sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông đã mang trong mình lịch sử của quê hương đất nước. Đồng thời nhà văn cũng sống trọn thời kỳ lịch sử có nhiều sự kiện trọng đại. Lan Khai đã để lại một di sản lớn gần 30 tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn (1933),

Chiếc ngai vàng (1935), Chàng đi theo nước (1935), Cái hột mận (1936), Ai lên phố Cát (1937), Chế Bồng Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ trắng trong sương mù (1938), Đỉnh non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940),

Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941),

Trăng nước hồ Tây (1941), Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa

(1942), Thành bại với anh hùng (1942), Tình ngoài muôn dặm (1942), Rỡn sóng Bạch Đằng (1942,) Cánh buồm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa

(1942), Ái tình và sự nghiệp (1942), Giấc mơ bạo chúa (1942)), Việt Nam- Ngươi đi đâu?(1941) v.v... Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai hình thành từ hai nguồn: lịch triều và dã sử. Đương thời, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc… nhằm tái hiện các sự kiện và nhân vật như nguyên mẫu, nhưng với Lan Khai, ngoài việc bám sát các tư liệu lịch sử, ông lại chọn cho mình một hướng đi riêng qua hư cấu nghệ thuật, thể hiện quan niệm mới có chiều sâu nhân bản.

Bên cạnh một nhà văn đường rừng nổi tiếng, một cây viết tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ, Lan Khai còn là một cây viết tài hoa về truyện ngắn tâm lí – xã hội. Về Truyện ngắn tâm lí – xã hội bao gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông

24

tố(1934), Bỡn cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi

(1934), Nơi ước hẹn (1934), Anh xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ

(1934), Cô Bụt (1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình

(1935), Kiếp con tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935),

Lyđêan (1930), Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940).

Con đường nghệ thuật của Lan Khai được khởi nguồn từ hội họa và những trang kí : Trường hận ca về cái chết (1933), Sáu năm cách biệt, nay hồi cố hương(1933), Thầy đồ tôi (1933), Viếng cô Hồng Yến (1933), Cháu tôi chết (1933), Tập hồi kí nhan đề 8023 (1930 – 1932), Biệt ly (1934), Cánh hoa mua (1929), Con ngựa hồng của tôi (1930), Một cuộc săn đêm (1935), Đau và chết (1935)…Đó là những bức tranh chân thực cảm động về cuộc sống của nghệ sĩ Lan Khai xoay quanh những biến cố của ông và gia đình.

Chỉ lĩnh vực văn xuôi đã đủ làm nên tầm vóc của một nhà nghệ sĩ lớn, vậy mà Lan Khai còn thành công cả ở mảng thơ ca. Khi bước chân vào con đường nghệ thuật ông cũng không mơ ước trở thành một nhà thơ, nhưng thơ ca đã đến với ông một cách tự nhiên khiến Lan Khai cất lên những vần thơ đầy xúc động: Tiếng hát làm dâu, Quê ta, Chiều, Chờ mẹ, Tiếng hát xa, Tiếc quân, Cõi Tiên…

Bên cạnh đó, Lan Khai còn có đóng góp lớn trong việc sưu tầm và dịch những tác phẩm văn học các dân tộc thiểu số và nước ngoài sang tiếng Việt một cách nhuần nhị.

Chính từ việc dịch các tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài, Lan Khai đã có điều kiện tiếp thu trực tiếp nền văn hóa phương Tây. Điều đó giúp ông bồi dưỡng thêm kiến thức về lí luận văn học đương đại. Đó là cái nền vững chắc giúp ông “lấn sân” sang lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Ở lĩnh vực này ông đã thể hiện mình là một cây bút nghiên cứu, lí luận và phê bình sắc bén. Ngoài ra ông còn sưu tầm, nghiên cứu di sản văn học dân gian các

25

dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước. Công việc này đã khiến ông có điều kiện tiếp xúc với phong tục tập quán độc đáo của nhiều dân tộc. Và ông đã đưa những phong tục tập quán thú vị ấy đến với đông đảo bạn đọc qua những sáng tác của mình.

Với gần 40 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi nghề, Lan Khai đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với sự thể nghiệm hầu hết ở các thể loại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, K í, Thơ ca, Văn học dân gian và cả Lí luận và Phê bình văn học. Ở mỗi mảng ông đều ghi dấu ấn đặc sắc, thể hiện tài năng của nhà văn “Lâm Tuyền khách”.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 27)