Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật

3.2.1. Miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động thể hiện tính cách nhân vật

3.2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp nghệ thuật mà hầu hết các nhà văn đều sử dụng để khắc họa hình tượng nhân vật. Nhưng nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai đã đạt được những thành tựu mới. Lan Khai vốn là một họa sĩ, ông tả người theo con mắt của nhà hội họa – nghệ thuật giàu chất tạo hình – và ngoại hình thống nhất với nội tâm.

Đối với những nhân vật hiền lành, tốt bụng tác giả chủ yếu dùng lối miêu tả ước lệ, tượng trưng, so sánh vẻ đẹp của nhân vật với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhình trong Đôi vịt conđược miêu tả như một bông hoa hiếm của rừng xanh với “thân hình mềm mại, tròn lẳn như một đoạn song non”, “hai bắp chân xinh và đôi gót đỏ như son”, “nét mặt trái xoan” với “màu da sữa”

cùng “dáng đi của một bà công chúa trong mơ” [36: 43].

Với vài nét chấm phá tài tình, Lan Khai đã vẽ nên dung nhan của Đào

(Đào rụng)“một sơn nữ đã hoàn toàn Việt hóa, đa tình và đẹp nhất Chiêm Châu. Tuổi nàng bao nhiêu? Một bài tính đố. Dung nhan nàng? Một kỳ công của tạo hóa. Lai lịch nàng? Một thiên hận sử không cùng…Trên mặt nàng luôn luôn phảng phất một vẻ buồn…” [36: 257]. Còn đây là bức họa về cô Bụt đang nhảy múa trong Cô Bụt: “Thân thể cô mềm mại như một giò lan, tuy hơi mập mạp, nép kín trong những nếp áo thêu lộng lẫy. Bộ vòng bạc to như

89

cạp rổ,...Hai cổ chân quấn kha cặt đỏ thoăn thoắt trên mặt chiếu hoa, nhẹ nhàng êm ái như ánh nắng lướt trên đồng cỏ...Hai bàn tay, ngón nhỏ muốt, hồng hồng như hổ phách luôn luôn vung múa dải lụa mỡ gà, nom chẳng khác chi một con rồng bạch lượn lờ” [36: 215]. Người vợ anh thầy Cúng trong Ma thuồng luồng tuy không phải đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng vẫn toát lên được một vẻ đẹp dịu dàng của phụ nữ miền núi hiền lành với thân hình “mảnh dẻ, chân tay nhỏ nhắn, dáng điệu mềm mại. Trên khuôn mặt bầu bầu, nước da trắng mịn, cặp mắt bồ câu long lánh như nước hồ khi lặng gió. Cái mũi tuy nhòm mồm nhưng không làm giảm mất vẻ đẹp của nụ cười ý nhị thường nở trên cặp môi tươi” [36: 21].

Như vậy, với ngòi bút miêu tả tài hoa, chỉ vài nét chấm phá, Lan Khai đã vẽ nên được vẻ đẹp của những cô gái nhân hậu miền sơn cước.

Đối với những nhân vật phản diện, tác giả dùng lối tả chân, so sánh chúng với những con vật xấu xí nhằm khắc họa rõ nét những tâm tính xấu xa của chúng. Đó là Noọng Hà trong Pàng Nhả, ngoại hình của hắn được phác họa bằng một nét “anh chàng ngũ đoản bấy lâu vẫn nhòm nom Pàng Nhả”

[36: 94], vừa gợi lên được thân hình xấu xí, vừa gợi lên được tâm tính xấu xa của hắn qua từ “ngũ đoản”,nhòm nom”. Rồi một vài chi tiết khi hắn bị Pàng Nhả từ chối: “Hằn học như một con gấu bị thương, Noọng Hà đỏ ngầu hai mắt, trừng trợn nhìn quanh…” [36: 96]. Bằng một vài chi tiết đắt giá, sự xấu xa cả về ngoại hình lẫn tâm tính của Noọng Hà được bộc lộ rõ nét.

Còn Tiên Nhân – một nữ tướng giặc, trong Mũi tên dẹp loạn được Lan Khai đặc tả ở khuôn mặt “dài đườn đưỡn, nét rắn đanh”. “Mũi khoằm khoằm. Miệng rộng, môi dưới trề ra, lộ hàm răng trắng nõn nhưng khấp khểnh…” [36: 57]. Thông qua việc miêu tả Tiên Nhân chúng ta thấy Lan Khai còn là một nhà nhân tướng học. Chỉ cái “nét rắn đanh” trên khuôn mặt “dài đườn đưỡn” mới đủ dũng khí để giết chồng, kéo cờ nổi loạn. Nhưng điều đó

90

chưa đủ để khiến một người phụ nữ trở thành một tướng giặc thanh thế lẫy lừng. Mà phải điểm trên khuôn mặt ấy cái “mũi khoằm” của đại bàng và cái miệng trề, với hàm răng khấp khểnh. Mọi hành động độc ác, tàn bạo của quân lính sẽ được truyền đi từ cái miệng đó.

Đối với những nhân vật hiểm ác, Lan Khai chú ý miêu tả ngoại hình kì bí, vẻ mặt mang đầy vẻ bí hiểm. Và đây là chân dung của Ma Thái Ảnh trong Con bò dưới Thủy Tề: “(…) đôi mày cau có, vẻ mặt hằm hằm. (…) Đầu tuy bé mà cổ rất to, mặt lưỡi cày, da bánh mật điểm mấy nốt rỗ huê… Cái mũi ghé nhòm cái mồm rộng, cặp môi thường mím chặt, họa hoằn nở một nụ cười khi đắc chí…” [36: 32]. Một vài chi tiết đắt giá tác giả đã làm toát ra được thần thái bí hiểm của một con người nhiều toan tính quỷ quyệt. Và quả thật, con người Ma Thái Ảnh không tầm thường chút nào, hắn đã nói dối mẹ mình trong cuộc đi săn con vật thiêng của Thủy cung.

Đối với những nhân vật đau ốm trong tuyệt vọng, Lan Khai sử dụng bút pháp tả thực để gợi lên sự tiều tụy của nhân vật. Văn Khanh trong Giông tố hiện lên với vẻ thật đáng thương với “hai bàn tay khô héo ôm lấy ngực, gò xương vai, ho sù sụ một thôi dài”. [36: 175]. “Cái mình gầy đét gói trong áo quần nhem nhuốc, nom như một bộ xương khô. Mặt quắt lại, gò má và hàm răng vêu ra, cặp môi tím nhợt, hai mắt lờ đờ như mặt trời về mùa đông gần khuất lẩn trong đám sương mù. Trên đầu mái tóc xén bằng kéo nham nhở”

[36: 176]. Bên cạnh việc miêu tả, tác giả xen lẫn bình luận để cho người đọc hình dung chính xác ngoại hình của nhân vật: “ khiến cho người ta nghĩ đến một tên tù ra hay một tên phu mỏ thất nghiệp ở thượng du về” [36: 176].

Bút pháp tả thực này còn đắc dụng trong việc miêu tả những nhân vật nghèo khổ, nhà văn miêu tả cái nhọc nhằn hiện lên ngay trên khuôn mặt.

Đây là chân dung của vợ chồng anh Mèo nghèo khổ, xấu xí trong

91

quần áo hàng nửa tháng anh ta chưa buồn thay. Hai hàm răng anh cáu bẩn, môi anh ướt nhớp nháp, lúc nào cũng ngậm cái điếu can bằng đất.” Còn vợ anh ta thì “thấp bé xủn xoẳn, nét mặt choắt vì cái khăn quấn hàng chục vòng quanh mái tóc, mắt nhỏ tí, sáng lấp lánh như mắt dơi. Quanh năm, chị ta mặc cái áo xanh dài quá gối, ngoài khoác cái áo bông ngắn cụt tay. Hai cổ chân tù hãm trong đôi kha cặt trắng, bàn chân to như lưỡi cày, xù xì da cóc.”

[33:62].

Lối tả thực này còn khắc họa thành công những kiếp sống nghèo khổ, vật vờ nơi phố thị. Anh xẩm trong Anh xẩm với “cái đầu trọc lốc, mắt hom hem, nước da xanh, …hai mắt lợn luộc chấp chới” [36: 203], Gầy trong

Thằng Gầy với “mái tóc bù lên thành một cái tổ chấy tanh hôi, hai mắt toét nhèm” [36: 204], khiến người đọc xót xa hơn về những mảnh đời trôi dạt này.

Đối với nhân vật kì ảo, Lan Khai nhấn mạnh vào việc miêu tả ngoại hình dị biệt, khác người. Đây là chân dung của cô gái trong Người lạ: “(…) mặt dài thon thon, da trắng mòng mọng lại có những vân đỏ và phủ một lượt tơ như vỏ đào non, lông mày rậm, vàng như râu ngô lượn tròn trên cặp mắt sáng quắc. (…) lòng đen mắt cô ta đỏ và trong suốt như mắt thỏ trắng. (…) Răng (...) nhọn hoắt như răng mèo!” [36: 16, 17]. Còn đây là ngoại hình của bà già Mèo trong Người hóa hổ: “đầu lơ phơ mấy sợi tóc sương, răng móm sạch, quai hàm dưới đưa sát lên hàm trên” [36: 61].

Ở cả những nhân vật hiền lành và nhân vật độc ác, Lan Khai đều chú ý đặc tả đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mọi cái thần thái, cái tinh anh của con người đều thể hiện qua đôi mắt. Trong Người hóa hổ, bà già khi đã hóa hổ thì “hai mắt hốt hoảng như đã mất hết trí khôn” [36: 68]. Người đàn bà họ Ma với “cặp mắt ngẩn ngơ nhìn quanh” [36: 26] cho ta thấy vẻ tội nghiệp in sâu trong đôi mắt của người phụ nữ nghèo khổ. Còn đối với những cô gái đẹp đó là ánh mắt hút hồn đầy mê hoặc. Đó là “tia mắt sáng như lưu

92

ly” [36: 43] của cô Nhình, là“hai mắt ngây thơ nhìn như chép lấy bài thơ bằng hình sắc phô bày ra ở quanh mình” [36: 70] của Lô Hli. Còn cô Bụt trong Cô Bụt thì “cặp mắt đen như cặp hạt huyền nhìn thăm thẳm, nhìn bới móc vào tận cùng đáy linh hồn người ta…” [36: 215].

Thu trong Khóc thông reo với sự nhớ mong người chồng đã khuất, vú già nhìn nàng khi thì thấy “hai mắt đắm đuối”, khi thì “long sòng sọc như người điên” [36: 218].

Còn Tiên Nhân thì dữ tợn với “cặp mắt vàng như mắt hùm, sáng quắc, lạnh lẽo và trắng trợn khiến ai nhìn cũng phải khiếp đảm” [36: 57]; “đôi mắt voi” của Ma Thái Ảnh cũng thật ghê gớm.

Thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật, Lan Khai đã mang đến cho đọc giả những hình tượng nhân vật sống động, nhân vật như hiện ra trước mắt người đọc rõ nét từ hình dáng, khuôn mặt cho đến cử chỉ, từ ánh mắt đến nụ cười, từ ngoại hình cho đến nội tâm, tính cách.

3.1.1.2. Ngôn ngữ nhân vật

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp cho việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ góp phần thể hiện tính cách nhân vật bao gồm ngôn ngữ trong lời nói của nhân vật và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ trong lời nói của nhân vật chính là những lời đối thoại của nhân vật. Qua những lời nói đó ta thấy được phần nào tâm tính, suy nghĩ của nhân vật.

Trước hết là lời đối thoại. Đối thoại là lời văn sử dụng trong giao tiếp của các nhân vật. Thông qua đối thoại, nhân vật bày tỏ ý kiến của mình, thể hiện những suy nghĩ, thái độ và tình cảm một cách trực tiếp. Tính cách của nhân vật cũng được thể hiện thông qua đối thoại.

Qua những lời đối thoại, tâm tính, tình cảm của nhân vật được bộc lộ rõ nét.

93

Trong các tác phẩm Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm, nhà văn đã để cho các nhân vật đối thoại với nhau một cách tự nhiên, chân thực như chính cuộc sống của họ. Thông qua một vài lời thoại tự nhiên giữa ông chủ nhà xuất bản và nhà văn nghèo, nỗi khổ của kiếp văn sĩ được bộc lộ rõ nét:

“Chủ nhân thấy khách im lặng, đoán biết ý tình giở giọng xoay:

- Hiện nay việc in sách, bán sách đang lúc khó khăn. In xoàng một quyển sách dù hay cũng bị độc giả chê trách. In đẹp thì tốn tiền, giá bán tất nhiên phải cao hơn. Đang buổi kinh tế này, văn hay nhưng giá cao cũng chẳng ai mua”.

Buồn rầu Khang nói:

- “Tôi chẳng nói giấu gì ông, mẹ tôi đang bị đau nặng, tôi cần tiền… Cũng làm mặt buồn rầu, chủ nhân thở dài:

- Cụ mệt lắm sao? Rõ rầy rà quá, ấy kiếp tài hoa thường lắm nỗi khổ tâm như vậy. Nhưng ngài cần độ bao nhiêu?

- Ông có thể giúp độ dăm sáu chục?

- Ngài tưởng dăm sáu chục là nhỏ sao?” [36: 197, 198]

Cuộc đối thoại làm nổi bật lên việc văn sĩ túng quẫn đến mức phải mang đứa con tinh thần ra để trao đổi, mua bán. Khi phải chứng kiến đứa con tinh thần bị người ta cò kè, chê bai, Khang chua xót vì bị xúc phạm: “Khang đỏ bừng nét mặt. Chàng có cái cảm giác khó chịu của một cô gái ngây thơ khi đứng trước những lời tròng ghẹo xỗ xàng” [36: 198].

Đối với những nhân vật hiền lành nơi miền núi lời thoại thường ngắn, bộc trực, ngây thơ. Trong Tiền mất lực, khi biết lính sắp đến bắt, Tôđay và Lô Hli đã bàn bạc với nhau:

- Nhưng bây giờ Lô Hli tính sao? - Ừ, tính sao?

94

- Tsi Nèng nhất định rẽ duyên ta. Nó có nhiều tiền, ai chẳng nể. Lô Hli chắc sẽ lại về với nó, còn ta…

- Còn anh thế nào? - Ở tù!

- Ở tù à? Tôđay có tội gì? - Tội dỗ vợ người.

[36: 81]

Hay lời nói với người mẹ hóa hổ của anh con trai:

- Mẹ à! Về đi! Về với con nè! Ở đây chết mất thôi!...[36: 68]

Đối với những nhân vật phản diện thì trong câu nói chứa đầy ẩn ý, nhằm dò ý của đối phương. Đó là cuộc đối thoại của Tạo Phay và Noọng Hà:

- Cái mưu đặt nỏ máy thế mà chẳng ăn thua gì nhỉ!... - Ông định nói thế nào?

- Ồ! Noọng Hà không nên thế! Noọng Hà không nên giấu ta mà! Xui Bạch Sẩu giết Lo Trồng để…

- Mưu thâm đấy nhưng còn vụng…[36: 97]

Không chỉ dò ý mà kẻ độc ác còn muốn đưa con mồi vào tròng. Trong

Pàng Nhả tác giả đã xây dựng nhiều đoạn đối thoại của Noọng Hà để thông qua đó tâm tính độc ác, tà dâm của hắn bộc lộ một cách tự nhiên. Khi bị Pàng Nhả từ chối tình yêu, hắn đã nạt nộ, đe dọa nàng:

“- Pàng Nhả sợ tôi? - Không, nhưng…

- Pàng Nhả sợ tôi là phải! Tôi muốn là phải được. Pàng Nhả nên nghĩ cho kỹ. Mai tôi sẽ sang chơi bên nhà.” [36: 95]

Khi thấy Pàng Nhả có vẻ xuống nước:

- Anh hãy để cho tôi nghĩ kỹ một chút đã chứ! [36: 95]

95

- Ừ, có thế chăng! Pàng Nhả đã hơi biết điều. Nhưng thôi, còn nghĩ gì nữa? Có bằng lòng không? Bằng lòng thì Pàng Nhả hãy cho tôi một vật gì làm tin…

- Tôi chẳng có gì cả!

- Có. Pàng Nhả có thể cho tôi yêu dấu…[36: 95]

Hết ngọt nhạt, nạt nộ, dụ dỗ cuối cùng bộ mặt đê tiện của Noọng Hà cũng được bộc lộ ra. Hắn nói lời yêu thương Pàng Nhả thực chất chỉ vì dục tình trong hắn lúc nào cũng phát cuồng như con mãnh thú, hắn chỉ muốn “yêu dấu” Pàng Nhả mà thôi.

Đoạn đối thoại của Lộc và Xuân trong Bỡn cợt với tình với những lời thề thốt có cánh của Lộc và những lời nói mộc mạc của Xuân đã cho ta thấy sự giả dối của Lộc và sự ngây thơ, hiền lành của Xuân:

(…)

- Xuân, em hiểu nhầm đấy! Anh yêu em lắm, tuy chúng ta gặp nhau mới lần đầu. Nào, nếu em thuận, anh sẽ lấy em làm vợ anh.

- Thôi, em xin cậu!

- Em không tin? Nếu anh dối em thì mặt trời kia lặn, anh sẽ chết! [36: 182, 183]

Và thông qua đoạn đối thoại của Liên và Lộc, càng khắc họa rõ hơn con người giả dối của Lộc và cũng cho thấy sự thâm độc của Liên:

- Em đã làm anh đau khổ vô cùng!

- Thôi, rồi em sẽ đền! Anh Lộc, anh yêu em nhé! Đừng giận em nữa, tội nghiệp!...

- Phải giận em thì đời anh thực không còn đáng sống chút nào! - Anh yêu em đến thế kia à?

- Thì em biết đấy chứ lại còn phải hỏi!... - Thế còn con Xuân?

96

- Xuân nào?

- (…) đó chỉ là một cách tôi trả thù Liên đó thôi, chứ đời nào tôi yêu đến những hạng ấy! [36: 185, 186]

Bên cạnh việc sử dụng những lời đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, Lan Khai còn sử dụng độc thoại nội tâm. Độc thoại là “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong là kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”), mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [11: 445]. Trong văn xuôi, độc thoại nội tâm là một biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín, bởi vì “trong ý nghĩ, con người tỏ ra tự do hơn là trong lời nói ra lời”. Như vậy, độc thoại nội tâm sẽ là phương tiện hữu hiệu để nhân vật tự bộc lộ tính cách, bản chất con người.

Độc thoại của nhân vật thể hiện nỗi băn khoăn trước những rung động

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)