Giọng điệu xót xa, thương cảm

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm

Khi phải chứng kiến những cảnh ngộ éo le, vật lộn trong cuộc sống của nhân vật, nhà văn sử dụng giọng điệu xót xa, thương cảm. Đó là nỗi xót xa đến tột độ khi phải chứng kiến những mảnh đời vì miếng cơm manh áo mà phải dồn hết lực tàn để “cố đem hết nỗi chua cay thiểu não của tấm lòng đơn độc ném vào tâm trí phần đông nhân loại”(Anh Xẩm) [36: 203].Đó là nỗi day dứt khi phải chứng kiến một đứa trẻ nghèo khổ, bất hạnh, chịu sự hắt hủi của cả nhân loại nên đã phải chết trong đêm giá lạnh vì đói rét (Thằng Gầy). Giọng điệu này cũng được tác giả phát huy tác dụng trong việc kể về tình cảnh của những người bị phụ bạc (Giông tố), những người vợ mất chồng . Đó là giọng ai oán xót xa khi chứng kiến người vợ chạy ra trong mưa bão ôm lấy cây thông – vì nhầm tưởng đó là chồng mình, và bị thịt nát xương tan (Khóc thông reo). Hay người vợ trẻ chỉ còn giữ được nắm tro tàn của chồng nhưng khi đi qua dòng suối vì bất cẩn mà đã đánh rơi (Vì cánh hoa trôi).

Đối với những tác phẩm mang tính tự truyện, kể về bi kịch của văn sĩ tác giả dùng giọng trữ tình suy ngẫm pha chút cảm thương, mỉa mai chua chát. Sống trong thời điểm đen tối nhất của lịch sử, Lan Khai đã được chứng kiến, được trải nghiệm cuộc sống của “khách thơ” bị quay cuồng vì “cơm áo gạo tiền”. Đứng trước những con người phải rút ruột, rút gan của mình ra viết rồi cuối cùng lại phải mang đi để cho người ta định giá, người ta dè bỉu, ông vô cùng đau đớn. Những lúc ấy giọng trần thuật càng trở nên chua xót và đượm buồn: “Khang thở dài, nhận thấy cuộc đời chỉ là một sự vui đùa thảm đạm. Nhìn bọn dóng ngược xuôi ngoài phố, như con sóng nước tỏa đôi dòng, chảy xô về bến đục say mê, Khang phân vân chẳng biết nên cười hay đáng khóc.

110

Là vì, trong lúc ném mình theo lớp sóng lợi danh, người ta với kẻ đồng loại, lắm phen tỏ ra tham lam, độc ác lạ lùng. Sự tham tàn ích kỉ ấy đã làm và hiện làm cho tấm lòng Khang có một tấm lòng mơn mởn thiết tha nghệ thuật phải tê tái, xót xa.” [36: 196 ]. Giọng cảm thương, xót xa đó là khi ông đứng trước một nhà văn phải viết những điều tầm thường, viết những điều mà mình không muốn viết vì sự thúc ép của cuộc sống áo cơm: “Trên con đường đông vui, Thanh lủi thủi giữa đám người xôn xao mải miết. Chàng âm thầm như một linh hồn đau khổ, tuy chân vẫn bước nhanh mà chẳng định về đâu. Chàng cảm thấy mình trơ vơ như một kẻ lưu lạc, một kẻ đáng nhẽ không nên có mặt trong nhân quần”. [36: 233] Và giọng chua xót khi nhà văn đã phải chấp nhận viết nhanh, viết vội, viết ẩu để tồn tại trong xã hội kim tiền: “Bài này có lẽ là bài cuối ta viết bằng cả tâm hồn ta. – Rồi mỉm cười một cách chua cay, chàng tự an ủi: - Sự bắt buộc như thế, ta không thể không phụ bạc hồn văn được”.

Tóm lại, Lan Khai đã sử dụng linh hoạt giọng điệu, phù hợp với những hiện tượng được miêu tả. Điều này giúp ông thể hiện được sự nhất quán chủ đề của tác phẩm. Đa thanh, phức điệu trong giọng điệu cũng là một cách tân nghệ thuật lớn góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn học giai đoạn 1930 – 1945.

Những đóng góp to lớn của Lan Khai đối với nền văn học Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận. Lan Khai là nhà văn có khả năng vận dụng cả hai khuynh hướng thẩm mỹ lãng mạn và hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, trong cách xây dựng nhân vật của ông đôi khi vẫn sa vào lí tưởng hóa quá mức. Trong nhiều truyện, ông quá dài dòng trong việc miêu tả ở đoạn đầu và kết thúc đột ngột khiến người đọc như đang bay mà rơi tõm xuống vực. Trong truyện Anh Xẩm đoạn đầu miêu tả không gian buổi chiều quá dài, quá

111

thơ mộng khiến cho người đọc tưởng tác giả đang đưa độc giả vào cõi thiên thai của tình yêu nhưng sau đó lại đặt một anh Xẩm đói rách ngồi xù xù trong không gian đó. Và cũng chỉ khoảng 1/3 câu chuyện là nói đến anh Xẩm. Nhiều đoạn đối thoại của nhân vật quá thơ đã phản tác dụng, khiến cho lời nói của nhân vật sáo rỗng, giả tạo nhất là những nhân vật thành thị. Một số truyện ngắn của Lan Khai có thể vì hoàn cảnh mà viết chưa thật sự xuất sắc, như chính lời nhà văn tâm sự có những tác phẩm ông viết để kiếm gạo – ông có bút danh ĐKG (để kiếm gạo). Hơn nữa, trong thời kì Mặt trận Dân chủ, nhưng truyện ngắn của Lan Khai vẫn chưa đề cập trực tiếp đến những mâu thuẫn giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến như vũ bão của dân tộc lúc bấy giờ.

112

KẾT LUẬN

Giai đoạn 1930 – 1945, lịch sử dân tộc đã trải qua biết bao đau thương, nhưng văn học đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều tác phẩm có giá trị gắn liền với những cây bút có tên tuổi đã góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà. Với sự xuất hiện của Lan Khai, vườn hoa văn học Việt Nam đã có thêm một bông hoa đẹp như chính tên ông và lạ như chính những gì ông mang tới.Cuộc đời và sự nghiệp của nghệ sĩ Lan Khai đã để lại một dấu ấn sâu đậm cho nền văn học Việt Nam hiện đại, là một trong những nhà văn đã tham gia vào công cuộc khai sơn phá thạch cho nền văn học dân tộc ở thế kỷ XX. Là một tài năng lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Lan Khai đã tham gia vào nhiều lĩnh vực văn học, ở đề tài nào cũng thể hiện những năng lực sáng tạo riêng. Lan Khai là một nhà văn luôn mang trong mình nỗi đau và khát vọng của con người; luôn khơi dậy những truyền thống và tinh hoa của tổ tiên; quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của dân tộc và thời đại, không ngừng đổi mới trong sáng tạo. Đây là một nhà văn có vốn tri thức sâu rộng kết tinh trong những bức tranh nghệ thuật muôn màu sắc được vẽ lên bằng mồ hôi và nước mắt của một trái tim giàu nhiệt huyết. Cho dù, di sản văn học của Lan Khai còn có những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử, song những cống hiến của ông là to lớn.

1. Với khối lượng tác phẩm văn học khá phong phú trên nhiều bình diện, Lan Khai đã trở thành một tên tuổi thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả và nhà phê bình. Nhiều nhà nghiên cứu đương thời và đương đại đã khẳng định Lan Khai là một cây viết tài hoa. Lan Khai bên cạnh việc thể hiện mình là một “lão tướng trong làng tiểu thuyết”, ông còn khẳng định ngòi bút đa tài

113

của mình ở thể tài truyện ngắn. Và truyện ngắn là một bộ phận có giá trị đặc sắc trong văn nghiệp của ông.

2. Với quan niệm văn chương phải bắt nguồn từ đời sống, Lan Khai đã khai thác những đề tài trong cuộc sống thường nhật. Mỗi câu chuyện là một lát cắt sinh động của cuộc sống, thông qua đó tác giả đặt ra những vấn đề nhân bản. Đó là những quan niệm về tình yêu, về lẽ sống ở đời. Bên cạnh đó, ông còn tìm nguồn cảm hứng trong lịch sử để dựng lên tượng đài về những anh hùng dân tộc miền núi. Văn học dân gian cũng là nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của ông, giúp ông ghi đậm dấu ấn trên văn đàn bằng những “truyện đường rừng” kì thú.

Lấy cảm hứng từ đời sống, lịch sử và văn học dân gian, Lan Khai đã xây dựng nên thế giới nhân vật đa dạng với đầy đủ các hạng người.

Ở truyện kì ảo, tuy không nhiều nhưng tác giả cũng chú ý xây dựng một thế giới nhân vật kì ảo khá đa dạng. Đó là cô người lạ mà ông Hội Cảnh gặp trong rừng, đó là con thuồng luồng có ơn có nghĩa, là người đàn bà hóa hổ, là con thuồng luồng dâm đãng, là con bò dưới Thủy Tề. Thông qua thế giới nhân vật kì ảo này, tác giả đã thổi một luồng gió mới trên văn đàn đương thời, đem những cảm nhận về miền núi xa xôi đến với thành thị. Bên cạnh việc gây ấn tượng về xứ lâm tuyền với những hiện tượng kì lạ, Lan Khai cũng gửi gắm những bài học nhân sinh lớn lao đến với độc giả.

Ở nhân vật miền núi, ông đã mang đến cho độc giả một thế giới nhân vật phong phú xứ lâm tuyền. Nơi đó có những nhân vật hồn nhiên, chất phác, yêu lao động; dũng cảm, mưu trí, có những nhân vật độc ác đại diện cho thế lực hắc ám nơi miền núi. Xây dựng nên thế giới nhân vật này, tác giả ca ngợi những con người miền núi nhân hậu và phê phán, lên án thế lực hắc ám nơi miền núi. Đồng thời tác giả cũng sớm lên tiếng cảnh báo về hậu quả của việc phá hoại thiên nhiên. Và chắc chắn thông qua những trang viết chân thực,

114

cảm động về những con người lương thiện, đẹp xinh nơi miền núi, tác giả đã xóa dần khoảng cách giữa người miền núi và người miền xuôi. Đặt những tác phẩm này trong hoàn cảnh bấy giờ, ta càng thêm trân trọng những sáng tác của Lan Khai.

Ở nhân vật thành thị, nhà văn đã mang đến bao cảnh đời, bao số phận nghiệt ngã của nhân vật. Những nhân vật trắc trở trong tình yêu nhưng vẫn vươn lên kiếm tìm hạnh phúc. Những văn sĩ bị cơm áo ghì sát đất nhưng vẫn nuốt nước mắt để làm tròn bổn phận với nghiệp văn. Rồi những mảnh đời bất hạnh cũng được tác giả dành sự quan tâm sâu sắc. Đó là những cô gái điếm như Xuân, những đứa trẻ lang thang như Gầy,...Qua thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, nhà văn ca ngợi những con người hiền lành, tốt bụng, có lương tâm với nghề nghiệp, thương cảm những người nghèo khổ bị hắt hủi và phê phán những thế lực đen tối cùng sự thờ ơ, ghẻ lạnh trong xã hội.

3. Để có được thế giới nhân vật sinh động, đa dạng, phong phú tác giả đã sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật điêu luyện, phù hợp với việc khắc họa nét tính cách từng nhân vật. Trong đó có nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Những nhân vật có tình yêu lãng mạn, tác giả đặt nhân vật vào tình huống trữ tình, thơ mộng để tình cảm của họ được bộc lộ. Với những truyện đường rừng kì thú, tác giả đặt nhân vật vào một loạt những tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ để tạo sức hấp dẫn cho người đọc. Bên cạnh đó, để xây dựng nên những bi kịch đau thương gây xúc động trong lòng người đọc, tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách, lựa chọn nghiệt ngã. Cảm hứng bi kịch cũng là cảm hứng chính trong sáng tác của Lan Khai. Ông dựng nên những bi kịch tình yêu gây biết bao xúc động cho người đọc; Bi kịch tinh thần của người trí thức cũng khiến độc giả phải ngậm ngùi về nghiệp chướng văn chương. Ngoài việc xây dựng thành công tình huống truyện, Lan Khai còn thành công ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật. Với ngòi bút

115

của một nhà văn kiêm họa sĩ, Lan Khai đã vẽ nên những bức chân dung giàu chất tạo hình, cùng với nghệ thuật miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét. Thêm vào đó, việc sử dụng những đoạn đối thoại, độc thoại, lời nửa trực tiếp phù hợp góp phần làm bộc lộ tính cách và những suy tư của nhân vật. Việc sử dụng đa thanh, phức điệu phù hợp cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

4. Là một nhà văn sớm có ý thức trau dồi mỹ học, Lan Khai được trang bị những kiến thức quan trọng trong kĩ thuật viết văn. Thêm vào đó, với tài năng thiên bẩm về hội họa đã hỗ trợ đắc lực cho ông dựng lên những chân dung, những cảnh đời sinh động.

Bên cạnh đó, Lan Khai am hiểu sâu sắc văn hóa các dân tộc miền núi, điều này đã góp phần tạo nên thành công của ông khi tạo nên hình tượng con người miền núi. Ông cũng có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ, ngoài tiếng Việt, tiếng Pháp ông còn biết tiếng của nhiều dân tộc thiểu số. Không chỉ có vốn ngôn ngữ phong phú, Lan Khai còn là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Cái nôi văn hóa gia đình là một nhân tố quan trọng làm nên thành công và phong cách riêng của Lan Khai. Người mẹ với vốn văn học dân gian phong phú đã truyền cảm hứng sáng tác cho tác giả từ những tích truyện cổ, những câu hát ân tình. Người cha với vốn nho học thâm sâu đã mở rộng cho tác giả thêm tầm hiểu biết về xứ sở Trung Hoa huyền bí.

Những tiền đề trên đã giúp Lan Khai thành công trong việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, sinh động. Dù lịch sử có biến thiên, dòng đời có nhiều thay đổi nhưng những đóng góp về nhiều mặt của Lan Khai cho nền văn học Việt Nam ở giai đoạn 1930 – 1945 là điều không thể phủ nhận. Lịch sử sẽ mãi ghi nhớ tên ông – một người có công với Cách mạng, có công với nền nghệ thuật nước nhà.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (2001), Lan Khai từ khuynh hướng lãng mạn thoát li đi đến hiện thực xã hội, NXB Hội nhà văn.

2. Gia Dũng (1990), “Đôi điều về nhà văn Lan Khai”, Phụ san báo Văn nghệ.

3. Hoàng Thị Thùy Dương (2010) , Giải mã thế giới ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP TP.HCM.

4. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam

(quyển 2,3), NXB Giáo dục.

5. G.N.Pospelov(chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (bản dịch của Trần Đình Sử - Lại Nguyên Ân – Lê Ngọc Trà), NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Ngọc Giao (1992), Chân dung và giai thoại, NXB Tổng hợp Khánh Hòa.

7. Ngọc Giao (số 6/1991), Lan Khai và truyện lạ đường rừng, Tạp chí Văn học.

8. Nguyễn Ngọc Hà (2006), Truyện ngắn của Lan Khai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

9. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

10. Hoàng Ngọc Hiến (dịch và giới thiệu) (1992), Nhập môn văn học

(SYLVAN BARNET, MORTON BERMAN, WILLIAM BURTO), Trường

viết văn Nguyễn Du.

11. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học: Bộ mới, NXB Thế giới.

117

12. Nguyễn Thị Huệ (2005), Truyện đường rừng của Lyù Văn Sâm, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP TP.HCM.

13. Phạm Thị Thanh Hương (2010), Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Lan Khai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

14. Bạch Văn Hợp (2002), Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP TP.HCM.

15. Nguyễn Hoành Khung (chủ biên) (2004), Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục, (tái bản lần 1).

16. Khrapchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới.

17. Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu văn học, NXB TP. HCM.

18. Bồ Tùng Linh (1989), Liêu trai chí dị (3 tập), NXB Văn học, Hà Nội.

19. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội.

21. Đinh Lựu (2002), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP TP.HCM.

22. Phương Lựu (chủ biên) (1998), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 23. Nguyễn Thị Mai (2010), Cái bi trong tiểu thuyết của Lan Khai, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

24. Vũ Thị Nhất (2006), Truyện ngắn truyền kì của Lan Khai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 115)