6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Giọng điệu chan chứa yêu thương
Với những truyện ngắn ca ngợi cái đẹp, cái thiện của nhân vật là giọng điệu trữ tình chan chứa yêu thương, là thái độ nâng niu trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người. Trong Con thuồng luồng nhà họ Ma
đó là giọng điệu thiết tha ca ngợi tình mẹ con thắm thiết giữa người mẹ nghèo khổ và con thuồng luồng. Và khi người mẹ không may chém nhầm phải con mình thì giọng điệu đau xót, đồng cảm với nỗi đau của người mẹ mất con.
Trong Lẩn sự đời, tác giả đã kể lại câu chuyện của Vân với cả sự trân trọng, nâng niu trái tim cao thượng của anh họa sĩ đối với mẹ con cô gái mù nơi miền sơn cước hoang vu. Trong Một việc tự tử, nhà văn đã tập trung ca ngợi tấm chân tình cao đẹp của anh tài xế thất nghiệp với cô gái lầu xanh với giọng điệu chan chứa yêu thương. Ông đã đau cái đau của nhân vật khi cô bị đọa đày trong chốn nhơ bẩn, ông cũng vui trong cái vui của Xuân khi cô gặp được người yêu thương thật sự. Bản tin trên các báo về cái chết của hai con người tội nghiệp như ẩn chứa cả nỗi xót xa thương cảm của tác giả với những con người bần cùng trong xã hội.
Với những mối tình trong sáng, thơ mộng nơi miền núi, tác giả cũng sử dụng giọng điệu chan chứa yêu thương ca ngợi tình yêu của đôi bạn trẻ. Đó là tình yêu say đắm của Mai Kham và Lìu Khắc trong Khảm khắc, là tình yêu thiết tha của Pàng Nhả và Lo Trồng trong Pàng Nhả.
Đối với những nhân vật đại diện cho thanh niên anh hùng miền núi tác giả sử dụng giọng điệu trân trọng. Trong Mưu thằng Đợi ngay từ những lời giới thiệu tác giả đã bộc lộ thái độ trân trọng, quí mến đối với cậu bé dũng cảm, mưu trí: “Bây giờ các em hãy nghe chuyện của anh cu Đợi. Đợi là một
109
bé con mới mười lăm tuổi...” [36:140]. Với những lời mở đầu thiết tha ấy, hình ảnh Đợi hiện lên thật thân thương và sinh động.