Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 113)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan

Đối với những truyện lạ đường rừng (những truyện khó tin) tác giả sử dụng giọng trần thuật trữ tình, đan xen giọng trần thuật điềm tĩnh, khách quan. Đối với những hiện tượng lạ xuất hiện ở miền núi như người hóa hổ thì tác giả sử dụng một giọng điềm nhiên, khách quan. Với nhịp điệu chậm rãi, tác giả đã đẩy khẽ cánh cửa bí ẩn của rừng xanh, đưa con người vào chiêm ngưỡng những điều kì dị. Sự quằn quại giữa hai kiếp người và vật của bà già Mèo trong Người hóa hổ được tác giả kể với giọng điềm tĩnh và lạnh lùng khiến cho người đọc phải hoài nghi có hay không hiện tượng này trong cuộc đời. Trong Người hóa beo, tác giả thản nhiên kể về một điều mình đã được chứng kiến nơi rừng núi, cách trần thuật ở ngôi thứ nhất xen vào những câu đối thoại với người dân địa phương khiến câu chuyện thêm thuyết phục. Với câu chuyện Người lạ, tác giả đã để ông Hội Cảnh thuật lại câu chuyện vào một đêm đông tĩnh mịch. Cùng nhịp kể chậm rãi, đều đều của người mạn ngược đã khiến cho câu chuyện khó tin trở nên thật hơn. “Khi sắp đến chỗ ghê sợ, người thuật truyện bao giờ cũng ngừng lại (để nạp điếu thuốc lào chẳng hạn) hay tả qua cái cảnh nặng nề lặng lẽ và u uất chung quanh. Chính những chỗ ấy là chỗ tác giả để cho độc giả được thở đều hòa một chút để rồi lại bị kích thích bởi những cái ghê sợ khác tiếp theo” [26: 904].

Trong Đôi vịt con, đó là giọng trần thuật trữ tình khi kể về câu chuyện tình yêu của Biên và Nhình, xen vào đó là giọng điềm nhiên khi kể về đoạn kết của câu chuyện. Đoạn kết của truyện là một hiện tượng kì lạ: “một đôi vịt con tự trong bụng chàng vụt chui qua cuống họng ra ngoài rồi biến mất...”

[36: 47], nhưng được kể với một giọng khách quan kết hợp với nhịp điệu trần thuật chậm, đều khiến cho người đọc vừa cảm thấy rùng rợn, vừa sợ hãi nhưng đôi khi cũng tin vào điều kì lạ. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn lạ kì trong

108

những câu chuyện đường rừng của Lan Khai. Đúng như nhà nghiên cứu Ta- chi-a-na đã nhận xét, Lan Khai là nhà văn có tài viết truyện kinh dị.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 113)