Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 112)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Giọng điệu trần thuật

“Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả…” [28: 355]. Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả. Giọng điệu trần thuật gắn với giọng điệu riêng của mỗi nhà văn. Có thể nói giọng điệu trần thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách của mỗi nhà văn, mang tính hấp dẫn riêng cho tác phẩm văn học. “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ trở thành nhà văn cả” (Sê Khốp).

Khrapchencô đã khẳng định: “Những đặc tính cơ bản của lĩnh vực giọng điệu trong những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên của phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn”, bên cạnh đó “đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó”. Lan Khai đã tạo nên dấu ấn đa giọng điệu cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trải mình ở muôn mặt đời sống, Lan Khai đã tạo cho mình muôn giọng điệu phù hợp với cảm hứng chủ đạo, với đề tài, tư tưởng và nhân vật trong từng tác phẩm của ông.

107

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn lan khai (Trang 112)