Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và nâng cao mức sống của người dân

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 93)

Bên cạnh những thành công về kinh tế, các KCN còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Việc thiết lập mô hình KCN đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển CCN - TTCN, làng nghề và kiến tạo bộ

mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang CN và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao… đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để BR - VT hội nhập và phát triển một cách bền vững.

Có thể khẳng định rằng, mô hình KCN tập trung là điểm đột phá về xây dựng CSHT, giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc… có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển đồng bộ CSHT trong và ngoài KCN. Thực tiễn đã chứng minh huyện Tân Thành có nhiều KCN hoạt động đã góp phần thay đổi diện mạo của địa phương từ một huyện thuần nông trở thành một huyện có nền CN phát triển nhất tỉnh BR – VT.

Các KCN trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn. Năm 2001, tỷ lệ dân thành thị của BR - VT là 42,38% và dân số nông thôn là 57,62%. Đến năm 2012, dân số thành thị tăng lên 49,85% (Đồng Nai là 33,42%; Bình Dương là 31,66%) và nông thôn chiếm 50,15%.

Sự phát triển các KCN thu hút ngày càng nhiều các dự án tham gia sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 2009, GDP/người tỉnh BR – VT đạt 7.283 USD/người và tăng lên 8.827 USD/người (gấp 1,2 lần so với năm 2009) vào năm 2011, đến năm 2013 đạt 10.990 USD/người (gấp 1,5 lần so với năm 2009).

Các KCN được hình thành làm cho giá đất trong khu vực tăng lên, người dân giàu lên do việc bán đất thuộc quyền sử dụng của họ. Cơ hội kinh doanh của dân cư quanh KCN tăng lên nhờ các dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí... Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong các KCN: Đường xá, điện chiếu sáng... góp phần thay đổi bộ mặt, thói quen sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong khu vực. Trong tương lai, hình thành hệ thống khu đô thị quanh các KCN, các ngành nghề sản xuất kinh doanh trở nên đa dạng, góp phần cải thiện mức sống của khu dân cư.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 93)