Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 30)

Từ lí luận và thực tiễn về CNH, HĐH, một số tiền đề cần thiết để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đó là: Vốn tích lũy, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng và cuối cùng là đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước. Hình thành và phát triển các KCN, KCX là một trong những giải pháp tổng hợp và toàn diện để giải quyết đồng thời các vấn đề trên tạo cho sự nghiệp CNH, HĐH, là con đương tối ưu để tiến đến mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, bằng việc phát triển các KCN chúng ta có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH.

Mặt khác, chúng ta thực hiện CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nên sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi xu thế này. Do đó, để nền kinh tế phát triển vững chắc, bên cạnh việc

hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, chúng ta cần đảm bảo tính độc lập trong kinh tế, có một đường lối phát triển riêng được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của đất nước. Phát triển KCN có thể thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu trên, vì:

Thứ nhất, KCN được hiểu là một vùng lãnh thổ đặc biệt có những điều kiện

thuận lợi về CSHT sẵn có cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây sẽ là một nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý DN, trình độ tay nghề công nhân theo các chuẩn mực quốc tế sẽ được du nhập vào Việt Nam. Đây chính là những nhân tố quan trọng giúp nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, KCN là nơi được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật. Tại các

KCN, các nhà đầu tư vừa được tự do kinh doanh vừa phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật nước sở tại. Qua hoạt động của các DN trong KCN, các KCN trong và ngoài nước thiết lập được mối liên kết kinh tế theo vùng, theo ngành trên phạm vi trong nước và quốc tế, từ đó giúp chúng ta khai thác được các nguồn lực sẵn có, phát huy những lợi thế so sánh, đồng thời huy động được các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế. Như vậy, với mô hình KCN chúng ta vừa phát huy được các yếu tố nội lực, vừa tận dụng được các yếu tố bên ngoài để phát triển, vừa đảm bảo cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mà vẫn giữ được thế chủ động và độc lập của nền kinh tế đất nước.

KCN là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, là một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển CN ở các nước phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ. Các nước Công nghiệp mới (NICs) như Hàn quốc, Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã và đang triển khai việc xây dựng và phát triển các KCN đều gặt hái được những thành công đáng kể.

Tóm lại, thành công của KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù

hợp với chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 30)