Khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 29)

1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH

Xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay với nhiều quan niệm CNH khác nhau. Theo Mazlish: “CNH là quá trình được đánh dấu bằng sự chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang nền kinh tế được gọi là công nghiệp”.

Theo tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (United Nations Industrial Development Organization - UNIDO): “CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về KT - XH”.

Các quan niệm tuy khác nhau nhưng theo nghĩa khái quát nhất, CNH là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước CN nhằm phát triển lực lượng sản xuất, mang lại năng suất lao động cao cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về CNH vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII Đảng ta nêu ra quan niệm về CNH, HĐH như sau: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và

quản lý KT - XH, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của CN và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Quan niệm trên khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ. Đồng thời cho ta thấy vai trò quan trọng của việc phát triển CN và khoa học công nghệ nhằm thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nước. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển CN mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.

Thực tiễn việc thực hiện CNH, HĐH ở nước ta cho thấy, để thực hiện thành công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước đã chọn con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát triển các KCN, KCX là một phương thức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp này.

1.2.2. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước

Từ lí luận và thực tiễn về CNH, HĐH, một số tiền đề cần thiết để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đó là: Vốn tích lũy, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng và cuối cùng là đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước. Hình thành và phát triển các KCN, KCX là một trong những giải pháp tổng hợp và toàn diện để giải quyết đồng thời các vấn đề trên tạo cho sự nghiệp CNH, HĐH, là con đương tối ưu để tiến đến mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, bằng việc phát triển các KCN chúng ta có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH.

Mặt khác, chúng ta thực hiện CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nên sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi xu thế này. Do đó, để nền kinh tế phát triển vững chắc, bên cạnh việc

hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, chúng ta cần đảm bảo tính độc lập trong kinh tế, có một đường lối phát triển riêng được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của đất nước. Phát triển KCN có thể thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu trên, vì:

Thứ nhất, KCN được hiểu là một vùng lãnh thổ đặc biệt có những điều kiện

thuận lợi về CSHT sẵn có cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây sẽ là một nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý DN, trình độ tay nghề công nhân theo các chuẩn mực quốc tế sẽ được du nhập vào Việt Nam. Đây chính là những nhân tố quan trọng giúp nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, KCN là nơi được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật. Tại các

KCN, các nhà đầu tư vừa được tự do kinh doanh vừa phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật nước sở tại. Qua hoạt động của các DN trong KCN, các KCN trong và ngoài nước thiết lập được mối liên kết kinh tế theo vùng, theo ngành trên phạm vi trong nước và quốc tế, từ đó giúp chúng ta khai thác được các nguồn lực sẵn có, phát huy những lợi thế so sánh, đồng thời huy động được các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế. Như vậy, với mô hình KCN chúng ta vừa phát huy được các yếu tố nội lực, vừa tận dụng được các yếu tố bên ngoài để phát triển, vừa đảm bảo cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mà vẫn giữ được thế chủ động và độc lập của nền kinh tế đất nước.

KCN là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, là một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển CN ở các nước phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ. Các nước Công nghiệp mới (NICs) như Hàn quốc, Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã và đang triển khai việc xây dựng và phát triển các KCN đều gặt hái được những thành công đáng kể.

Tóm lại, thành công của KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù

hợp với chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta.

1.2.3. Vai trò của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra chỉ có thể đạt được bằng con đường phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước. Trong đó, việc phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng.

- Việc phát triển KCN tạo nền tảng thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

KCN và KCX với những ưu đãi đặc biệt đã trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ và kỹ thuật mới, thu ngoại tệ và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các KCN và KCX góp phần cân đối cán cân thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

- Phát triển các KCN, KCX tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần hình thành một lớp người lao động mới, sáng tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt công nghệ mới, là yếu tố cần thiết của quá trình CNH, HĐH.

Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ gia tăng dân số khá cao so với các nước trong khu vực. Về thực chất, Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp nên có tỷ lệ nửa thất nghiệp cao. Thêm vào đó, số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người đến tuổi lao động. Vì vậy, phát triển KCN và KCX chính là biện pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề và có mô hình tổ chức và quản lý nói chung rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế và đa dạng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý DN của Việt Nam để dần thay thế lao động quản lý người nước ngoài, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Phát triển các KCN và KCX sẽ tạo ra mối liên hệ ngược tác động lại phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực theo hướng CNH, HĐH.

Thông qua việc sử dụng nguyên liệu trong nước và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm, các KCN và KCX sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Các dự án đầu tư trong KCN đều là những dự án đầu tư mới, công nghệ hiện đại, mức độ tự động hoá cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN khác sản xuất sản phẩm cùng loại phải áp dụng mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần giúp CN địa phương từ chổ chỉ phục vụ nhu cầu tại chổ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.

- Phát triển các KCN và KCX nhằm mục tiêu tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến.

Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. Nơi đây sẽ đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ cao, đủ sức vươn xa hơn ra thị trường thế giới. KCN và KCX có tác dụng như một bước đột phá về cách làm mới. Từ đó giúp các DN rút ra kinh nghiệm, tạo nên sức hút với cả bên trong và bên ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Phát triển KCN, KCX cho phép khắc phục được những yếu kém về CSHT trên những vùng rộng lớn, bảo vệ môi trường và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Tại các địa phương có các KCN đã hoàn thành đầu tư cơ bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN và thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng. Mặt khác, trong các KCN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và KCX mọi điều kiện cần thiết về CSHT nhanh chóng đạt đến trình độ cao và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Việc xây dựng các KCN và KCX sẽ đưa các DN trong nước tâp trung thành những trung tâm thuận lợi cho việc quản lý. Đồng thời trong các KCN việc phân nhóm các nhà máy được tiến hành một cách có hệ thống, do đó việc bảo vệ môi trường được đảm bảo. Ngoài ra, việc phát triển các KCN đã góp phần hình thành các khu đô thị mới, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho người dân sống trên địa bàn có KCN.

- KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước.

KCN là mô hình mới ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc triển khai mô hình này có nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà nước về KCN như việc phân cấp ủy quyền KCN, thủ tục hành chính đầu tư vào KCN, các vấn đề về thuế… Thực tế phát triển các KCN cho chúng ta nhiều bài học về quản lý Nhà nước nói chung và quản lý KCN nói riêng. Đến nay, bộ máy quản lý KCN đã thống nhất từ Trung ương đến địa phương. KCN cũng là nơi có điều kiện thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chổ”, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi làm thủ tục vào các KCN, cũng là nơi cho các cơ quan nhà nước thử nghiệm các chính sách mới và ngày càng hoàn thiện hơn chính sách đó phù hợp với thực tế.

Như vậy ta thấy, việc phát triển KCN, KCX là một đòi hỏi khách quan, một bước đi cần thiết và có nhiều tác dụng thực tiễn đối với nước ta.

1.3. Phát triển KCN ở Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm và phân loại 1.3.1. Đặc điểm và phân loại

1.3.1.1. Đặc điểm

Ở Việt Nam, KCN tập trung có những đặc điểm cơ bản sau:

- Là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, tập trung nhiều DN, xí nghiệp CN trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng, do Chính phủ hoặc các cơ quan chức năng được Chính phủ ủy nhiệm quyết định thành lập.

- Các DN trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Nguồn vốn xây dựng CSHT chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước.

- Sản phẩm của các nhà máy, DN trong KCN chủ yếu dành cho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới.

- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và lấy điều tiết của thị trường làm chính.

- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: DN có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, DN liên doanh và DN vốn 100% vốn trong nước.

- Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng.

1.3.1.2. Phân loại KCN

Tùy theo góc độ tiếp cận, có thể phân loại KCN theo nhiều cách khác nhau: - Theo tính chất ngành nghề, KCN được chia thành các loại: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái, KCN đô thị, KCN đô thị - công nghệ cao.

- Dựa vào đặc điểm KCN, người ta chia KCN thành: KCN tập trung, KCN chế xuất, khu công nghệ cao và CCN - TTCN.

- Theo đặc điểm và cấp quản lý, KCN gồm 3 loại: KCN do Chính phủ quyết định thành lập; KCN do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập; KCN do Ủy ban nhân dân huyện, thị quyết định thành lập.

Ngoài ra, các KCN còn được phân loại theo tính chất đồng bộ của việc xây

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 29)