Định hướng phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101)

Định hướng phát triển các KCN vùng ĐNB được xây dựng trên cơ sở phát triển CN của vùng ĐNB được phê duyệt tại Quyết định 3582/QĐ - BCT ngày 03/06/2013 của Bộ Công thương về việc Quy hoạch phát triển CN vùng ĐNB đến năm 2020:

- Hạn chế bố trí các KCN tại khu vực Tp. HCM và thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) và các khu vực lân cận, chú trọng thu hút ở khu vực này các ngành nghề sử dụng ít đất, có công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường.

- Hình thành vành đai công nghiệp - đô thị vùng, thu hút các dự án phát triển hạ tầng KCN mới nhằm hạn chế phát triển thêm các KCN ở khu vực trung tâm, phát triển các tổ hợp quy mô lớn về CN - dịch vụ - đô thị theo mô hình khu đô thị công nghệ cao tại Long Thành, Phú Mỹ, khu liên hợp CN - dịch vụ - đô thị Bình Dương, Bình Phước.

- Bố trí các KCN theo hướng hình thành các “tiểu vùng” gồm một nhóm các KCN có cùng không gian địa lý như: Vùng trung tâm bao gồm: Khu công nghệ cao thành phố, khu chế xuất và các KCN của Tp. HCM; Vùng cận trung tâm bao gồm các KCN của thành phố Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch; Vùng phía Đông Nam theo Quốc lộ 51 bao gồm các KCN của thành phố Vũng Tàu, Phú Mỹ, Châu Đức, dọc sông Thị Vải; Vùng phía Đông theo Quốc lộ 1A bao gồm KCN Bàu Xéo, Long Khánh; Vùng phía Bắc dọc theo Quốc lộ 13 bao gồm KCN Chơn Thành, Hoa Lư, Mỹ Phước; Vùng phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22 bao gồm KCN Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, Xa Mát, Bourbon An Hòa.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101)